Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường

25/08/2018 - 15:39

Mô hình nuôi dế của cô giáo về hưu ở Vĩnh Long đã mang lại thu nhập cao, công việc này nhẹ nhàng, phù hợp với người tuổi cao.

A A

Là giáo viên về hưu cách đây 8 năm, cô giáo Thái Kim Hoa (63 tuổi; ngụ TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) đã từng suy nghĩ rất nhiều về một mô hình chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập. Thời điểm đó, thịt heo, thịt gà không được giá. Hơn nữa, tuổi đã cao nên việc chăn nuôi heo, gà cũng khó với cô Hoa.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 1.

Cô Hoa với trang trại nuôi dế của mình

Sau khi tìm hiểu, nhận thấy mô hình nuôi dế vừa mới mẻ ở thị trường miền Tây, vừa nhẹ công chăm sóc nên cô Hoa quyết định chọn nuôi dế để có thu nhập. "Heo gà bão hòa, dễ bị dịch bệnh; còn con dế thì mới mẻ, có thể tiêu thụ dễ. Thời điểm đó, thị trường ở Vĩnh Long người ta chỉ lấy hàng từ TP HCM nên tôi quyết định nuôi dế để tiếp cận thị trường tỉnh nhà", cô Hoa kể lại.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 2.

Mô hình nuôi dế nhẹ công chăm sóc và cho thu nhập khá

Sau khi chọn được mô hình nuôi dế để mưu sinh tuổi về hưu, cô Hoa lên mạng tìm tòi, học hỏi cách nuôi dế vì ở miền Tây chưa nhiều người nuôi. Lúc đó, cô nhớ đến người cháu ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Vậy là, cô liền tìm đến trang trại của người cháu để học cách chăm sóc dế, rồi từ 4 ổ trứng dế Thái Lan từ người cháu, cô Hoa đã phát triển thành một trang trại nuôi dế quy mô ở TP Vĩnh Long.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 3.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 4.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 5.

Thức ăn cho dế cũng rất dễ mua

Cô Hoa nhớ lại: "Lúc mới bắt đầu nuôi, phải mất đến 5 tháng mới có mối bán được dế, lúc đó tôi chỉ nuôi cầm chừng bán cho gà ăn. Nếu dế tới lứa mà không bán được thì tôi làm thịt để tủ đông, rồi sau đó giới thiệu cho những người xung quanh, từ từ mới bán được. Đến nay, trang trại của tôi đã tiếp cận được thị trường nhiều hơn, bán để người ta nuôi chim, đi câu. Sau một năm nuôi dế, giờ nhiều người biết đến nên cuộc sống tuổi về hưu của tôi cũng đỡ hơn trước".

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 6.

Theo cô Hoa, nuôi dế phải biết kiên nhẫn

Mô hình nuôi dế như cô Hoa chi phí đầu tư không nhiều, nhẹ công chăm sóc nên nhanh lấy lại vốn và cho thu nhập khá. Thời gian bắt đầu nuôi đến xuất chuồng là khoảng 30-40 ngày.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 7.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 8.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 9.

Dế ít bị dịch bệnh hơn các mô hình chăn nuôi khác

Chia sẻ về bí quyết để thành công như hôm nay, cô Hoa cho biết: "Điều quan trọng nhất là lòng kiên nhẫn. Dù nuôi dế không cần đầu tư nhiều và nhẹ công chăm sóc, nhưng dế có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn. Môi trường sống rất đơn giản, nên có thể nuôi công nghiệp nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Như vậy, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn chủ yếu của dế là cám bắp, đậu nành nên rất dễ tìm mua, quan trọng là phải xịt nước dạng phun sương để cho da dế sáng đẹp", cô Hoa tiết lộ.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 10.

Xịt nước cho dế mát, da sáng đẹp

Hiện nay, trang trại của cô giáo về hưu xuất bán mỗi tháng khoảng 500 kg dế ra thị trường. Dế chủ yếu phục vụ cho các quán ăn, các cơ sở nuôi cá, nuôi chim, bên cạnh đó cô Hoa còn bán dế giống nên thu nhập rất ổn định.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 11.

Cô giáo về hưu mỗi tháng cung cấp 500 kg dế ra thị trường - Ảnh 12.

Mỗi tháng, cô giáo về hưu cung cấp ra thị trường 500 kg dế thương phẩm

Với giá thị trường hiện nay dao động từ 130.000-200.000đ/kg, mỗi tháng cô giáo về hưu Thái Kim Hoa có thể "bỏ túi" khoảng 20 triệu đồng.

Theo SONG ANH (Người Lao Động)