Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước?

03/09/2019 - 14:19

Uống nhiều nước là tốt, nhưng uống quá nhiều nước thì lại “lợi bất cập hại” cho cơ thể chúng ta. Cùng tìm hiểu những rủi ro của việc uống quá nhiều nước, theo trang tin India.com.

Ngộ độc nước

Nhiễm độc nước, có nghĩa là uống quá nhiều nước có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, tức hạ natri máu (natri thấp). Muối trong tế bào giữ nhiều chức năng quan trọng và việc pha loãng muối có thể dẫn đến sưng. Trong trường hợp nghiêm trọng, tắc nghẽn nước có thể liên quan đến những tế bào não ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng chung.

Tiêu chảy và nôn mửa

Mất nước và thiếu nước giống như 2 mặt của cùng 1 đồng tiền và có các triệu chứng gần như tương tự như buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu... Những triệu chứng này xuất phát từ việc giữ nước trong cơ thể làm loãng natri và kali - các chất điện giải chính - và loại bỏ chúng khỏi hệ thống cơ thể, theo trang tin India.com.

Tình trạng mất cân bằng này dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy vì thận không thể xử lý một lượng nước lớn như vậy và có thể cần phải được điều chỉnh bằng cách cung cấp điện giải tĩnh mạch.

Quá tải cho tim

Uống quá nhiều nước dẫn đến sự pha loãng muối trong các tế bào, có thể khiến nước bị mắc kẹt trong các tế bào khiến chúng sưng lên hoặc giãn ra. Đó là một tình trạng hiếm gặp.

Tình trạng này có thể có ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng đến sức khỏenhưng cũng có khả năng gây nguy hiểm tính mạng nếu không được lưu ý. Các tế bào trên khắp cơ thể phình ra và gây áp lực lên tim trong việc bơm máu. Do tình trạng hạ natri máu, huyết áp giảm hơn nữa ảnh hưởng đến khả năng bơm.

Có thể làm cạn kiệt kali

Kali là một trong những khoáng chất điện giải. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi ion trong và ngoài tế bào, qua đó thúc đẩy các tế bào thần kinh nhằm kiểm soát các chức năng điện như co cơ, thư giãn... Mất nước tạo ra sự mất cân bằng trong chất điện giải. Nước dư thừa xâm nhập vào tế bào làm loãng các chất điện giải như natri và kali, làm cho chúng chảy ra khỏi cơ thể dẫn đến chuột rút, sưng tấy tế bào, theo trang tin India.com.

Theo QUYÊN QUÂN (Thanh Niên)