Khám phá bất ngờ kích thước cụm sao mở NGC 2682

06/06/2019 - 09:49

Dựa trên dữ liệu mới từ vệ tinh Gaia của ESA, các nhà thiên văn học cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu hơn về cụm sao mở NGC 2682, cho thấy kích thước của nó lớn hơn ít nhất hai lần so với trước đây.

Nằm cách xa 2.800 năm ánh sáng, NGC 2682 (gọi tắt là Messier 67, hay M67) là một cụm sao mở trong chòm sao Cự Giải. Với tuổi ước tính khoảng 3,6 tỷ năm, đây là một trong những cụm sao mở cũ ở gần Trái đất nhất.

Đáng chú ý, tuổi và thành phần hóa học ban đầu của nó được xác định tương tự như mặt trời, do đó các nhà thiên văn học thậm chí còn cho rằng mặt trời thực sự có nguồn gốc từ NGC 2682.

Nguồn ảnh: Phys. 

Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học châu Âu do Ricardo Carrera thuộc Đài thiên văn Padova ở Ý dẫn đầu đã quyết định sử dụng công cụ DR2 để tìm hiểu thêm về NGC 2682.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã điều tra sự phân bố không gian của cụm sao này để theo dõi sự tiến hóa linh hoạt của nó. Họ cho rằng, cụm sao mở này sẽ tan rã ở độ tuổi khoảng 1 tỷ năm, quy mô kích thước của NGC 2682 rộng lớn hơn ít nhất 2 lần so với các nhận định trong quá khứ.

Các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng, cụm sao này kéo dài tới khoảng 160 năm ánh sáng, trong khi các quan sát cũ cho thấy cụm sao kéo dài không quá 78 năm ánh sáng.

Theo HUỲNH DŨNG (Kiến Thức)