Liên bộ cùng vào cuộc thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản vào Trung Quốc

13/09/2019 - 19:25

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc - thị trường quan trọng nhất của Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong thời gian gần đây.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Là một trong những ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, song thời gian gần đây xuất khẩu nông thủy sản sang một số thị trường chủ lực, trong đó rõ rệt nhất là Trung Quốc đã liên tục sụt giảm.

Đây là một thực tế cần tháo gỡ và cũng là nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại “Hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc,” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 13/9, tại Hà Nội.

Trung Quốc - thị trường không còn dễ tính

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, năm 2018, xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc đạt 8,65 tỷ USD, giảm  4,26% tương đương 384 triệu USD so với năm 2017.

Đáng chú ý, năm 2018, chỉ có 3 mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, gồm Rau quả; Cao su; Gỗ và sản phẩm gỗ (giảm 2 mặt hàng so với năm 2017).

Riêng 7 tháng đấu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này sang Trung Quốc tiếp tục giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018.

“Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản vào thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm và có thể ở mức cao hơn 5% so với năm 2018,” ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) dự báo.

Điều lo ngại là nhiều mặt hàng nông sản, kể cả những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam thời gian gần đây đang có dấu hiệu đi xuống tại thị trường này.

Đơn cử mặt hàng gạo, trong 7 tháng xuất khẩu vào Trung Quốc giảm tới 67,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), nguyên nhân lớn nhất là do phía Trung Quốc tăng cường siết chặt về kiểm dịch và bảo vệ An toàn thực phẩm, đồng thời nước này cũng có lượng dư tồn kho rất lớn.

Đánh giá từ thực tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, do tập quán kinh doanh của ta còn dựa trên những yếu tố chưa chuyên nghiệp. Vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới (tiểu ngạch), dựa vào các điểm cửa khẩu thông quan chứ chưa đưa hàng hóa vào sâu nội địa. Do đó, nông thủy sản chưa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững…

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý, thời gian qua, phía bạn đã chuyển hình thức thương mại từ chỗ tổng hợp nhiều hình thức xuất nhập khẩu thành một hình thức duy nhất là xuất nhập khẩu chính ngạch (từ 1/6/2019).

“Đây là thay đổi chính đáng vì người dân ở đâu cũng có nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, phía bạn cũng có sự thay đổi cơ quan quản lý, các năm trước là nhiều cục vụ, nhưng năm nay chỉ dồn Tổng cục Hải quan. Nếu không nắm bắt, chuyển hóa kịp, ta sẽ lúng túng,” vị Tư lệnh ngành nông nghiệp chỉ rõ.

Thay đổi tư duy để thích ứng

Đưa thêm ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các Bộ ngành, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực để giải quyết.

Tuy vậy, thời điểm này, theo Bộ trưởng "không thể chậm trễ được nữa" vì Trung Quốc sẽ ngày càng đặt ra các hàng rào, yêu cầu cao, chặt chẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu…

Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị có sự phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng nhằm định vị lại, sao cho đúng với thực tiễn thương mại quốc tế, từ đó đi đến các giải pháp cụ thể để tăng trưởng xuất khẩu, tạo nên thị trường ổn định cho ngành nông nghiệp, từng bước giải quyết câu chuyện được mùa mất giá của nông sản.

“Liên bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương sẽ cùng phối hợp, trao đổi, làm rõ kỹ hơn, từ báo cáo đến thực tiễn để đối chiếu chính sách, làm rõ những yêu cầu liên quan, từ đó xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu bền vững,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin thêm.

Đưa ra tham luận tại hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất theo quy hoạch, căn cứ theo nhu cầu, dung lượng thị trường và mùa vụ.

Cùng với đó, bà cũng đề nghị đẩy mạnh thực hiện các chương trình các chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường Trung Quốc, đồng thời xây dựng kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa tại thị trường này.

Đặc biệt theo bà, tư duy xuất khẩu nông thủy sản cũng phải thay đổi theo hướng giảm dần, tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, độ an toàn, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng đầy đủ, quy định, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhà xưởng, vùng trồng.

“Việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi, chuyển thành thương mại chính quy,” Vụ trưởng trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nêu rõ.

Ở góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng thông tin nhiều giải pháp để giúp các hộ nông dân được tư vấn về các tiêu chuẩn, điều kiện hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước, trong đó có Trung Quốc.

Đặc biệt là tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, tư vấn về mẫu mã, thiết kế và các điều kiện quy định khác, cũng như nắm chắc cung - cầu để tư vấn người nông dân tránh tình trạng sản xuất quá sản lượng, cung vượt cầu.

“Với loạt  giải pháp như vậy, hy vọng người nông dân, các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản thay đổi tư duy, nhận thức, để làm thế nào có được vùng trồng, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc,” bà Trần Thị Phương Lan nói.

Thay đổi tư duy để thích ứng

Đưa thêm ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các Bộ ngành, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực để giải quyết.

Tuy vậy, thời điểm này, theo Bộ trưởng "không thể chậm trễ được nữa" vì Trung Quốc sẽ ngày càng đặt ra các hàng rào, yêu cầu cao, chặt chẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu…

Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị có sự phối hợp giữa các bộ, ngành chức năng nhằm định vị lại, sao cho đúng với thực tiễn thương mại quốc tế, từ đó đi đến các giải pháp cụ thể để tăng trưởng xuất khẩu, tạo nên thị trường ổn định cho ngành nông nghiệp, từng bước giải quyết câu chuyện được mùa mất giá của nông sản.

“Liên bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương sẽ cùng phối hợp, trao đổi, làm rõ kỹ hơn, từ báo cáo đến thực tiễn để đối chiếu chính sách, làm rõ những yêu cầu liên quan, từ đó xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu bền vững,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin thêm.

Đưa ra tham luận tại hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) khuyến nghị các doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất theo quy hoạch, căn cứ theo nhu cầu, dung lượng thị trường và mùa vụ.

Cùng với đó, bà cũng đề nghị đẩy mạnh thực hiện các chương trình các chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường Trung Quốc, đồng thời xây dựng kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa tại thị trường này.

Đặc biệt theo bà, tư duy xuất khẩu nông thủy sản cũng phải thay đổi theo hướng giảm dần, tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, độ an toàn, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng đầy đủ, quy định, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhà xưởng, vùng trồng.

“Việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi, chuyển thành thương mại chính quy,” Vụ trưởng trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nêu rõ.

Ở góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng thông tin nhiều giải pháp để giúp các hộ nông dân được tư vấn về các tiêu chuẩn, điều kiện hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước, trong đó có Trung Quốc.

Đặc biệt là tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, tư vấn về mẫu mã, thiết kế và các điều kiện quy định khác, cũng như nắm chắc cung - cầu để tư vấn người nông dân tránh tình trạng sản xuất quá sản lượng, cung vượt cầu.

“Với loạt  giải pháp như vậy, hy vọng người nông dân, các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản thay đổi tư duy, nhận thức, để làm thế nào có được vùng trồng, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc,” bà Trần Thị Phương Lan nói.

Theo ĐỨC DUY (Vietnam+)