Mẹo đơn giản chống say tàu xe cho trẻ dịp Tết

30/01/2019 - 14:33

Dịp Tết mọi người di chuyển nhiều bằng các phương tiện khác nhau. Lo lắng nhất của các phụ huynh là trẻ em bị say xe. Những dấu hiệu của say xe thường là bụng chộn chạo, nhợt nhạt, ngáp, đầy hơi hoặc ợ hơi, đau đầu, chóng mặt, nôn. Sau đây là những cách chống say xe hiệu quả:

Ăn cháo và tránh thực phẩm khó tiêu

Trước khi lên xe, bạn không nên cho bé ăn quá nhiều, những thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm trẻ khó tiêu. Tốt nhất là cho trẻ ăn cháo trước khi khởi hành. 

Ăn cháo giúp con trẻ giải phóng năng lượng thừa và phục hồi lượng đường trong máu, giảm thiểu cảm giác nôn nao. Tránh cho bé ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn. Tuyệt đối không cho bé uống sữa trước và trong chuyến đi, bé sẽ bị say nếu uống loại đồ uống này.

Cẩn thận khi dùng miếng gián chống say xe cho trẻ nhỏ

Tránh đọc sách báo

Bạn nên làm cho trẻ bận rộn khi ở trên xe. Điều này sẽ giúp trẻ xao lãng và quên đi cảm giác khó chịu, hồi hộp. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ đọc sách, báo vì chính điều này sẽ làm cho trẻ nhanh say xe hơn nữa. 

Tâm trạng thoải mái

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy.

Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình.

Mang theo đồ chơi yêu thích

Nên mang theo những đồ chơi nào mà trẻ yêu thích nhất. Trong suốt thời gian trên xe, trẻ sẽ hứng thú và tập trung vào đồ chơi của mình.

Cho trẻ ăn nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trước khi lên xe

Ngửi mùi tinh dầu tự nhiên

Mẹo hay giúp trẻ không bị say xe nữa là có thể cho bé ngửi vỏ quýt, vỏ cam, mùi chanh, bạc hà, gừng,… và cũng để khử mùi trên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp con trẻ đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuyệt đối không được cho bé ăn cam hoặc quýt như vậy sẽ dễ say hơn. 

Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương, đồng thời tránh uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

Ngồi ghế trước

Cho bé ngồi ghế trước đầu xe sẽ ít bị xóc hơn, tầm mắt của bé sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe như vậy bé sẽ ít bị say hơn.

Nếu là xe khách thì chọn những chỗ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể nhìn được các cảnh vật bên ngoài. Điều này sẽ giúp tâm trạng trẻ thoải mái hơn.

Uống thuốc say xe

Cho bé uống thuốc say xe, uống ít nhất nửa giờ trước khi đi. Ở hiệu thuốc có bán rất nhiều loại, hãy cung cấp thông tin đầy đủ về trẻ như tuổi, cân nặng… để dược sĩ có thể kê loại thuốc phù hợp với trẻ. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy cho bé uống thuốc chống say với liều lượng tham khảo bác sĩ.

Uống nước sau khi nôn

Nếu trẻ bị nôn vì say xe, bạn nên cho bé uống ít nước sau khi nôn để mùi nôn trong miệng bé không còn lưu lại nữa.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc trước khi khởi hành

Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành. Bé có sức khỏe tốt, không thiếu ngủ sẽ có chuyến đi khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác say xe hoặc nôn nao nữa.

Trên đây là những mẹo vặt hay đơn giản giúp trẻ không bị say xe khi đi xa mà các bậc phu huynh nên “thuộc nằm lòng”.

Chống sau xe bằng ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Cách này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

Cẩn trọng với miếng gián chống say xe

Miếng dán chống say xe có lợi hấp thụ qua da, người bị nôn ọe uống thuốc khó thì rất tốt nhưng ở trẻ nhỏ da của trẻ nhỏ khác với da người lớn. Da trẻ rất mỏng, mềm, dễ tổn thương nên hấp thu thuốc qua da của trẻ càng nhỏ hấp thu càng mạnh nếu miếng dán ngoài da với trẻ nhỏ thì hấp thu thuốc rất nhanh, mạnh, tương đương với thuốc uống và tiêm vào máu, hấp thu nhanh nên trong 1 thời gian ngắn lượng thuốc vào máu gây ngộ độc cho đứa trẻ.

Khi dùng nên đọc rất kỹ từ tuổi, vị trí dán nếu dùng sai gây ngộ độc. Trong y văn quốc tế cảnh báo việc cho các cháu dùng các thuốc qua da, miếng dán hấp thu nhanh, miếng dán trên diện rộng, sử dụng trên da nhạy cảm và tuổi càng nhỏ càng gây ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc miếng gián chống say xe giống biểu hiện của ngộ độc thuốc khác như ngủ lăn lóc, ức chế thần kinh, gây co giật, rối loạn tim mạch.

Khuyến cáo tuổi càng nhỏ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đúng diện tích da, vị trí, thời gian và khoảng cách giữa hai lần dán là bao nhiều. Các nhà sản xuất đều có khuyến cáo rõ ràng, đôi khi người lớn sử dụng bừa bãi không đọc kỹ hướng dẫn và dùng cho trẻ gây ngộ độc.

Theo Infonet