Phát hiện sự sống mới dưới lớp băng dày hàng km ở Nam Cực

16/01/2019 - 09:12

Mặc dù có môi trường vô cùng khắc nghiệt nhưng ở độ sâu hơn 1km, dưới lớp băng dày của Nam Cực, các nhà khoa học vừa phát hiện sự tồn tại của các loại vi khuẩn

Các vùng nước tối đen của một hồ nước sâu dưới dải băng Tây Nam Cực được xác định đầy ắp sự tồn tại của vi khuẩn.

Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đặc biệt là trên Sao Hỏa, nơi được cho có dấu hiệu của một hồ nước mặn bị chôn vùi.

Phát hiện sự sống mới dưới lớp băng dày hàng km ở Nam Cực  - Ảnh 1.

Mô tả khu vực thực hiện mũi khoan ở Nam Cực.

Trưởng nhóm thám hiểm John Priscu, giáo sư sinh thái học tại Đại học Montana, nói các nghiên cứu ban đầu về các mẫu nước lấy từ dưới hồ chứa khoảng 10.000 tế bào vi khuẩn trên mỗi ml.

Priscu nói rằng, mức độ cao của sự sống vi khuẩn trong hồ tối và cực sâu là dấu hiệu cho thấy nó có thể hỗ trợ các dạng sống cao hơn, chẳng hạn như động vật cực nhỏ.

"Chúng tôi đã thấy rất nhiều vi khuẩn và có đủ chất hữu cơ. Vì vậy, chúng tôi thực sự sẽ có hi vọng tồn tại đối với các sinh vật bậc cao, như động vật cũng nên", một nhà nghiên cứu cho biết.

Sự phong phú của đời sống vi khuẩn ở hồ Mercer – hồ băng mới được khoan, bổ sung cho việc phát hiện ra mức độ sống cao của vi khuẩn ở tiểu vùng hồ Whillans gần đó ở Nam Cực.

Hồ Mercer được ước đoán có diện tích khoảng 139 km vuông dưới bề mặt băng. Để có thể tiếp cận được môi trường đầy ắp các vi khuẩn này, trong thời gian ở trên băng từ giữa tháng 12 năm ngoái, đội thám hiểm đã sử dụng máy khoan và nước nóng để mở một lỗ khoan từ trại của họ ở bề mặt đóng băng xuống hồ nước bị chôn vùi.

Phát hiện sự sống mới dưới lớp băng dày hàng km ở Nam Cực  - Ảnh 2.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục thực hiện nghiên cứu.

Priscu nói rằng đội khoan đã khoan qua khoảng 1.068 mét băng và nước bên dưới là nước lạnh âm 0,65 độ C.

Lỗ khoan trong băng được giữ trong khoảng 10 ngày và các nhiệm vụ lấy mẫu khoa học đã bị dừng hai lần trong khi nó được mở rộng bằng nước nóng.

Nhóm nghiên cứu cũng hạ một phương tiện dưới nước chuyên dụng (ROV) xuống vùng nước tối của hồ bị chôn vùi và một số máy ảnh mà họ từng chụp ảnh và quay video dưới đáy hồ.

Priscu hy vọng rằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về các lõi trầm tích, đặc biệt, sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về hoạt động của dải băng Tây Nam Cực trong hàng chục ngàn năm qua và một hệ sinh thái độc đáo của nước lỏng, bị kẹp dưới lớp băng dày.

Theo TRANG PHẠM (Dân Trí)