Chấp thuận, nhưng để thu hút thí sinh, các trường đã tung rất
nhiều "chiêu" để thu hút thí sinh. Bên cạnh các chính sách cấp
học bổng, nhiều trường đã công khai vi phạm quy chế tuyển sinh.
Tặng 0,5 điểm nếu đăng ký sớm
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các thí nộp hồ sơ
trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện thì Đại học Đông
Á lại cho phép thí sinh nộp hồ sơ qua… internet.
Trên cổng thông tin điện tử của trường ở địa chỉ
http://donga.edu.vn có phần “Nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến”
cho thí sinh đăng ký. Trong mục này, trường nêu rõ, sau khi có
kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thí sinh có thể đăng
ký xét tuyển trực tuyến vào Đại học Đông Á thông qua hệ thống
này. Như vậy, thí sinh không cần chờ đến thời điểm ngày 25/8,
thời điểm các trường bắt đầu được phép nhận hồ sơ đăng ký
xét tuyển nguyện vọng 2, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Thậm chí, trên cổng thông tin này, Đại học Đông Á còn “quảng
cáo”: “Sau khi đăng ký ba ngày thí sinh có thể xem kết quả
trúng tuyển hay không trúng tuyển” bằng cách kiểm tra theo đường
dẫn trên website. Trong khi đó, quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo là phải sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ xét
tuyển nguyện vọng 2 (tức ngày 15/9/2011), các trường mới được
công bố kết quả trúng tuyển nguyện vọng này.
Điều lạ là, khi phóng viên liên hệ thì thì chính người phụ
trách tuyển sinh của Đại học Đông Á cũng phủ nhận việc trường
sẽ công bố việc thí sinh đỗ, trượt sau ba ngày. Như vậy, bộ
phận tuyển sinh của trường đã nói một đằng trong khi cổng thông
tin chính thức của trường lại thông báo tuyển sinh một nẻo.
Để thu hút thí sinh hơn nữa, Đại học Đông Á công khai thông báo
sẽ ưu tiên 0,5 điểm cho các thí sinh đăng ký nguyện vọng vào
trường sớm qua mục "Đăng ký ưu tiên." Cụ thể, trong mục “Đăng ký
ưu tiên,” trường nêu rõ: “Sinh viên đăng ký ưu tiên sẽ được hưởng các
quyền lợi sau: Thí sinh có kết quả thi đại học theo đề chung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo nhỏ hơn điểm chuẩn trúng tuyển bậc đại học của
trường Đại học Đông Á là 0,5 điểm thì được trúng tuyển vào bậc đại
học. Thí sinh có kết quả thi đại học, cao đẳng theo đề chung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo nhỏ hơn điểm chuẩn trúng tuyển bậc cao đẳng của
trường Đại học Đông Á là 0,5 điểm thì được trúng tuyển vào bậc cao
đẳng. Ví dụ: điểm chuẩn trúng tuyển vào bậc đại học của trường Đại
học Đông Á là 13,5 điểm, thí sinh có kết quả thi là 13 điểm và có đăng
ký ưu tiên thì sẽ được trúng tuyển.”
Với phương thức này, danh sách đăng ký ưu tiên của Đại học Đông
Á đã thu hút trên 2.850 thí sinh. Thời gian đăng ký từ tháng
3/2011, khi kỳ thi tuyển sinh đại học-cao đẳng còn chưa bắt đầu.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, việc nhận
hồ sơ xét tuyển trước thời gian quy định và việc dùng điểm để
ưu tiên cho thí sinh đăng ký sớm là hoàn toàn sai và vi phạm
quy chế tuyển sinh.
Trả tiền môi giới thí sinh
Đại học Dân lập Lương Thế Vinh lại có phương thức khác. Được
giao 1.400 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 50 thí sinh ở nguyện
vọng 1. Vì thế, từ ngày 8/8, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công
bố điểm sàn, trường đã công bố tuyển 1.400 chỉ tiêu nguyện
vọng 2.
Để thu hút thí sinh, trường thông báo sẽ tặng quà là tiền mặt
cho các em, điểm càng cao, tiền thưởng càng nhiều. Cụ thể mỗi
thí sinh nhập trường có điểm từ điểm sàn (13 điểm khối A, D
và 14 điểm khối B, C) được thưởng 550.000 đồng; điểm từ 16 đến
19,5 điểm được thưởng 700.000 đồng và từ 20 điểm trở lên thưởng
1 triệu đồng. Các thí sinh đăng ký vào hệ cao đẳng cũng được
thưởng 500.000 đồng.
Đặc biệt, không chỉ thưởng tiền cho thí sinh, Đại học Dân lập
Lương Thế Vinh còn công bố sẽ thưởng các trường trung học phổ
thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục, nếu
khuyến khích được thí sinh vào học tại trường với mức tiền
là 250.000 đồng/thí sinh.
Việc trả tiền cho nhân vật thứ ba môi giới, giới thiệu thí sinh
vào các trường đại học không phải là chuyện mới mà đã manh
nha vài năm nay nhưng trước đây chỉ là ngấm ngầm. Công khai trả
tiền cho người môi giới và công bố công khai thì có lẽ Đại học
Dân lập Lương Thế Vinh là trường đầu tiên.
“Cách làm này là cạnh tranh không công bằng,” lãnh đạo một đại
học ngoài công lập khác cũng đang loay hoay tìm cách tuyển sinh
nói.
Trong khi đó, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, ông
Hoàng Trọng Yêm, lại phân bua rằng đây hoàn toàn chỉ là một
cách để trường marketting, quảng bá thương hiệu, nhằm giới
thiệu trường đến với nhiều thí sinh hơn, không có gì là cạnh
tranh không lành mạnh hay môi giới, hay “cò tuyển sinh.”
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định, quy
chế thi tuyển sinh đại học cấm mọi hình thức cạnh tranh không
chuẩn mực và các làm này là không đúng. Cũng theo ông Ga, những
chiêu thức này của các trường chỉ là cách làm trước mắt và
Bộ sẽ xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm quy chế. “Các trường
cần phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định
thương hiệu, thu hút thí sinh bằng năng lực thực sự thì mới là
giải pháp lâu dài,” ông Ga nói./.
Nguồn: Phạm Mai
(Vietnam+)
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: