Những năm qua, đồng bào Khmer Sóc Trăng luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về mọi mặt. Trong đó có việc tạo điều kiện để các chùa được tôn tạo, xây mới các ngôi chánh điện và luôn được hỗ trợ để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của phật tử ngày càng dễ dàng hơn.
Những năm qua, đồng bào
Khmer Sóc Trăng luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền về mọi mặt. Trong đó có việc tạo điều kiện để các chùa được tôn tạo, xây
mới các ngôi chánh điện và luôn được hỗ trợ để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
của phật tử ngày càng dễ dàng hơn.
Nhờ vậy mà truyền thống
văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer luôn được giữ gìn và phát huy.
Các vị sư và bà con phật tử không chấp nhận các hành vi vi phạm giáo luật và
pháp luật, làm phương hại đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Thượng toạ Lý Đức
- Trụ trì chùa Som-rong ở phường 5 - TP. Sóc Trăng cùng ông Lâm Tài - trưởng
Ban Quản trị chùa dẫn chúng tôi đi xem công trình xây dựng tháp cốt hoàn thành
hồi đầu năm, phấn khởi cho biết: mấy năm trước đây, nhà chùa đã xây xong chánh
điện mới, nay có thêm công trình tháp cốt chính, các vị sư và bà con vui mừng
vì diện mạo chùa chiền ngày càng khang trang và tôn nghiêm.
Hiện nay, nhà chùa
đang xây thêm ngôi sala mới ở phía sau khuôn viên để thuận tiện cho bà con đến
chùa lễ Phật và thực hiện các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; nhất là vào các
ngày lễ tết truyền thống. Quá trình xây dựng, tôn tạo chùa chiền, nhà chùa đã
nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các ngành chức năng.
Ông Lâm Tài - Trưởng Ban Quản trị chùa Som-rong, phường 5 cho biết: “Chính
quyền địa phương cũng các ban ngành đã hỗ trợ trong việc cấp giấy phép cùng như
rất quan tâm để chùa xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy năm 2000 chùa được khánh
thành chánh điện, gần đây mới đây khánh thành tháp và xây sala”. Thượng toạ Lý
Đức - Trụ trì chùa Som-rong, phường 5 TP. Sóc Trăng cho biết: “Từ giải phóng
đến nay Nhà nước và chính quyền các cấp luôn quan tâm đến chùa
chiền, thông báo rộng rãi để chùa nào chưa có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất thì lên đăng ký để được cấp giấy quyền sử dụng đất, cũng như
tạo mọi điều kiện để việc xây dựng chùa thuận tiện hơn”.
Sóc Trăng hiện có
129 cơ sở thờ tự của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông. Trong đó
có 92 ngôi chùa và 37 salatel. Những năm qua, bằng sự hỗ trợ về mặt chủ trương,
thủ tục pháp lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh, nhiều ngôi chùa của
đồng bào Khmer đã được tôn tạo, xây mới các ngôi chánh điện khang trang, tăng
phần tôn nghiêm cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của bà con.
Theo truyền thống
tôn giáo, các chùa đều tổ chức dạy giáo lý, giáo luật cho các tu sĩ tu học tại
chùa. Ngoài ra, các điểm chùa còn dạy chữ Pali cho các tu sĩ. Học xong giáo lý,
giáo luật, các tu sĩ còn được dạy điêu khắc, làm hoa văn truyền thống để góp
công góp sức xây dựng chùa chiền ngày thêm khang trang. Rõ ràng, hoạt động tôn
giáo, tín ngưỡng của các sư sãi và phật tử tại các điểm
chùa Khmer trong tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm hỗ trợ sâu sắc của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
Chính vì vậy, các
vị sư và bà con không chấp nhận những hành vi vi phạm giáo luật và pháp luật,
gây phương hại đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer.
Như thời gian vừa qua tại chùa Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Liêu Ny
và Thạch Thuơl khi còn là tu sĩ tu học tại chùa Trà Sết đã có nhiều hành vi vi
phạm giáo luật, gây mất ổn định chùa chiền, làm phương hại đến hoạt động tôn
giáo tín ngưỡng của bà con phật tử. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã ra các
Quyết định buộc xuất tu đối với Liêu Ny và Thạch Thuơl, nhưng
các đối tượng này vẫn lẩn trốn không chấp hành. Và khi không còn tư cách tu sĩ
lại bỏ trốn ra nước ngoài mang theo các tài liệu có nội dung xuyên tạc chính
quyền Việt Nam. Hành vi Thạch Thươl, Liêu Ny đã phạm vào tội "Trốn đi
nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân", quy định tại khoản 1 Điều
91 Bộ Luật hình sự. Do vậy, dư luận xã hội bày tỏ sư đồng tình rất cao đối với
việc Toà an nhân dân tỉnh Sóc Trăng đưa ra xét xử công khai và tuyên phạt các
mức án tù dành cho Liêu Ny và Thạch Thươl, bởi việc xét xử là
đúng người, đúng tội. Ông Châu Huông - Phó Ban quản trị Chùa Trà
Sết, xã Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu nói: “Nhờ Tòa đưa ra xét xử nên bà
con cũng rõ hơn về các hành vi vi phạm của các đối tượng này, tôi thấy xét xử
như vậy là rất đúng người đúng tội”. Ông Danh Phụng Long - Trưởng Ban quản trị
chùa Kandal, phường Vĩnh Phước TX. Vĩnh Châu nói như sau: “Liêu Ny và
Thạch Thuơl đã vi phạm giáo luật mà còn vi phạm pháp luật, tôi khẳng định Tòa
án xét xử như vậy là rất đúng người đúng tội”.
Trước toà, dù
Thạch Thươl còn quanh co chối tội nhưng căn cứ theo lời khai của bị cáo tại cơ
quan điều tra, đối chiếu vật chứng và lời khai của các bị cáo khác, của nhân
chứng trước toà, Hội đồng xét xử đã chứng minh được tội trạng của bị cáo và
tuyên phạt mức án nghiêm khắc, cao hơn các bị cáo khác để tăng tính giáo dục.
Sau phiên toà xét
xử, có ý kiến cho rằng nhà nước Việt Nam xét xử và phạt tù tu sĩ.
Theo các vị cao tăng, chức sắc trong giới sư sãi, đó là nhận thức hoàn toàn sai
lệch, không đúng với bản chất sự việc, vì trước đó, Liêu Ny và Thạch Thươl đã
bị Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng ra các Quyết định buộc xuất tu,
không còn công nhận tư cách tu sĩ của các đối tượng này. Hoà thượng Dương Nhơn
- Trưởng Ban trị sự Phật giáo, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc
Trăng nhận xét: “Tỉnh hội đã ra quyết định không công nhận tu sĩ đối
với 2 người này vì đã vi phạm giáo luật chia rẽ đoàn kết vu cáo làm
mất an ninh trật tự xã hội và bổn chùa. Thạch Thươl và Liêu Ny là tu
sĩ nữa buộc xuất tu ra khỏi chùa làm ăn như công dân bình thường. Toà
án tỉnh Sóc Trăng xét xử tuyên án đối với Liêu Ny và Thạch Thươl ở
chùa Trà Sết vừa qua, chúng tôi nhận thấy việc Toà án xét xử đúng
tội đối với công dân đã vi phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước”.
Hòa thượng Tăng Nô - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng
nói: “Liêu Ny và Thạch Thươl đã không còn tu sĩ nữa thì phải
nhận hình phạt theo đúng những hành vi phạm tội của một người công dân. Tỉnh
hội đã ra quyết định gởi đến 92 chùa trong tỉnh là không nhận 2 người
này vào chùa”.
Rõ ràng, Liêu Ny
và Thạch Thươl đã có quá trình vi phạm giáo luật nên Hội Đoàn kết sư sãi yêu
nước tỉnh Sóc Trăng phải ra các Quyết định buộc xuất tu. Và khi không còn tư
cách tu sĩ lại bỏ trốn ra nước ngoài, vi phạm pháp luật của Nhà nước buộc phải
xét xử theo quy định của pháp luật. Đó là những hành động cần thiết mà giáo
luật và pháp luật đã thực thi để giữ gìn sự bình yên cho chùa chiền và bảo vệ
trật tự an toàn xã hội.
Theo Trung Dũng (Đài PT-TH Sóc Trăng)