Phim đặc tả chân thật nét văn hóa của từng dân tộc, nhóm người. Quá trình làm phim và trình chiếu là quá trình giao thoa, kết nối giữa con người và các nền văn hóa với nhau.
Phim đặc tả chân thật nét văn hóa của từng
dân tộc, nhóm người. Quá trình làm phim và trình chiếu là quá
trình giao thoa, kết nối giữa con người và các nền văn hóa với
nhau.
Phát biểu tại lễ khai
mạc Liên hoan phim Nhân học (10-11) của đạo diễn Rolf Husmann (Đức) -
đại diện cho các nhà làm phim quốc tế đưa ra thông điệp “Đây là một sự
kiện còn rất mới, rất trẻ nhưng mang tính kết nối. Và chúng tôi đến đây
chính là để học tập, trao đổi về cách làm phim nhân học ở Việt Nam”.
Kết nối các nền văn hóa
Liên hoan đã mang các nền văn hóa đa dạng trên khắp
thế giới đến gần nhau hơn. Mỗi đạo diễn đã chọn nét văn hóa độc đáo
của từng nước, một góc tiếp cận riêng, với những nhóm đối tượng riêng
để thể hiện chủ đề phim. Thí dụ như Shambhala: Câu chuyện về thiên đường đã mất
nêu câu chuyện về sự tồn tại, di cư, thích ứng và sự tổn thương do khí
hậu đang đe dọa sự sống còn của người dân trong làng Dhe ở Tây Tạng. Cuộc sống thường ngày của những đứa trẻ Digan khu 71
giới thiệu phong tục của người Digan và sự pha trộn của chúng với
những ảnh hưởng văn hóa, từ văn hóa Serbia và Digan cho tới văn hóa đại
chúng Hispanic. Bộ ba phim với tiêu đề chung Sự tái dựng văn hóa (hay Vùng đất chung)
giới thiệu lễ hội truyền thống của người dân xứ Wales… Phim giúp
người xem có thêm kiến thức bổ ích về văn hóa và lối sống của con người ở
những vùng đất khác nhau trên thế giới.
Giao lưu với người xem
Một sự kết nối khác là những cuộc giao lưu giữa khán
giả và đạo diễn phim sau buổi chiếu. Qua giao lưu, khán giả có thể
hiểu thêm hoàn cảnh ra đời tác phẩm, hành trình làm phim…
Một cảnh trong phim Motorbike (Xe máy) của Bert chmidt. Ảnh: NHÃ UYÊN
Ví dụ như khi xem ba phim ngắn (Thuộc về, Một đêm đáng nhớ, Tiệc mặt nạ)
của nữ đạo diễn Anne Marie Carty, người xem hiểu phim về các lễ hội
truyền thống của xứ Wales và cách sử dụng các lễ hội ấy để kết nối các
cộng đồng người khác nhau. Khi trao đổi với tác giả, người xem mới thêm.
Ở làng này, người dân từ nhiều nơi khác đến sinh sống làm cư dân bản
địa cảm thấy sinh hoạt truyền thống bị phá vỡ. Những người mới đến cũng
băn khoăn vì không thích nghi được với văn hóa bản địa. Mỗi nhóm co
cụm, sinh hoạt trong nội bộ nhóm và mâu thuẫn với các nhóm khác. Khi
làm phim, cô gặp nhiều ý kiến trái chiều, mâu thuẫn giữa các nhóm, bị
một số nhân vật trong phim chỉ trích vì giữ mình ở khoảng để có thể làm
phim một cách công tâm và khách quan. Cách đây năm tuần, một cô bé ở
trong làng bị bắt cóc và bị giết. Nhờ sự kinh hoàng đó, các giá trị cơ
bản của con người đã trỗi dậy, các nhóm người trong cộng đồng cùng liên
kết với nhau, cùng tìm cách giải quyết. Tất cả mọi nhà trong khu vực
đều treo dải ruy băng hồng trên cây trước cửa nhà để tưởng nhớ em bé.
Sau hai ngày công chiếu, sự giao lưu giữa khán giả và
đạo diễn đã rất sôi nổi, thân thiện, rất nhiều cánh tay giơ lên để
đặt câu hỏi cho nhà làm phim, có bạn hỏi liên tục nhưng các đạo diễn vẫn
luôn vui vẻ trả lời, rất chi tiết, cụ thể và thân thiện. Khi buổi chiếu
phim kết thúc, nhiều sinh viên vẫn còn nán lại rất lâu để trao đổi với
các nhà làm phim.
Người bệnh ung thư vượt khó
Điểm thu hút của các bộ phim nhân học là phản ánh rất
thật cuộc sống, không hư cấu, giữ nguyên được cái hồn của đối tượng.
Nhân vật trong phim là người thật, không hề “diễn”, khiến bộ phim dễ đi
vào lòng người.
Ippo Ippo (Từng bước, từng bước) của
đạo diễn người Nhật Shotaro Wake kể về một phụ nữ Nhật bệnh ung thư vượt
qua nỗi đau và sợ hãi. Nước Nhật có tổ chức của người bị bệnh ung
thư, ở đó bệnh nhân học cách sống vui vẻ, lạc quan và động viên nhau
sống tốt hơn. Họ rủ nhau leo lên núi Phú Sĩ như là một cách phấn đấu,
nỗ lực sống. Tuy vậy, phim không chỉ một gam màu lạc quan, mà có cả
những giây phút yếu đuối, bởi trước cái chết không ai là không có nỗi sợ
hãi. Nhân vật chính cũng suýt bỏ cuộc nhưng nhờ tình yêu cuộc sống, sự
quan tâm, động viên của mọi người, bà lại tiếp tục từng bước, từng bước
một.
Đến phần giao lưu, cả hội trường lặng đi vì xúc động
khi biết tác giả cũng từng bệnh ung thư. Ông đưa ra thông điệp của
mình: “Vấn đề quan trọng không phải là có chinh phục được đỉnh núi Phú
Sĩ hay không mà chính là những trải nghiệm vào chính thời điểm ta đang
sống”. Ngọc Huyền (sinh viên năm ba, khoa Nhân học ĐH KHXH&NV) cho
biết: “Xem xong phim, em hiểu được triết lý phải sống hết mình và luôn
lạc quan, có như vậy thì dù có gặp khó khăn gì vẫn có thể vượt qua”.
Đời sống xe máy lên phim
Phim Motorbike (Xe máy) của đạo diễn Bert chmidt (Đức)
chọn đối tượng chính là chiếc xe máy ở Việt Nam. Phim dài 23 phút,
không có lời dẫn mà đặc tả hình ảnh sinh hoạt của người và chiếc
xe máy như xe máy tống ba, tống tư, chở hàng hóa nặng nề, những chỗ bơm
vá xe, bán xăng dạo, cảnh tắc đường, ô nhiễm khói bụi nên phải đeo khẩu
trang khi di chuyển,… Đạo diễn đã chia sẻ: “Thông qua hình ảnh chiếc xe
máy và cách mà người Việt ứng xử với nó, tôi muốn giới thiệu một lối
sống, một nét văn hóa của các bạn. Sau khi thực hiện bộ phim, tôi đã cảm
nhận được rằng cuộc sống ở đây rất vất vả, tuy nhiên con người Việt Nam
vẫn tìm được cách để thích nghi và thư giãn ngay trong cuộc sống vất vả
đó để có được những thời khắc tuyệt vời”.
Bên cạnh kiến thức
văn hóa, các phim còn giúp tôi có kinh nghiệm về việc đi thực tế, nghiên
cứu nhân học sau này. Biết thêm những phương pháp làm phim một cách
thực tế.
NGỌC HUYỀN(Sinh viên năm ba khoa Nhân học - ĐH KHXH&NV)
Tôi có cảm tưởng đối
với người Việt chúng ta, xe máy đã tồn tại tự nhiên như là hơi thở.
Người ta chẳng quan tâm chiếc xe máy có từ bao giờ, công dụng, mục
đích... của nó ra sao. Qua con mắt của một đạo diễn người nước ngoài ta
mới thấy thực sự ngỡ ngàng!
MINH TRANG(Sinh viên khoa Văn hóa học - ĐH KHXH&NV)
Liên hoan phim Nhân
học lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam với 45 phim của nhiều nhà làm
phim từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Vương quốc Anh, Úc,
Nhật, Trung Quốc, Na Uy, Italia, Ireland, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Serbia, Rumania, Estonia, Nepal, Indonesia, Việt Nam… Phim nhân học
(dân tộc học) là thể loại phim tài liệu (tức là không hư cấu - No
fiction Film) về những nền văn hóa khác nhau trên hành tinh này hoặc về
những tiểu văn hóa của các nhóm xã hội trong xã hội hiện đại trên cơ sở
một quan điểm nhân học nào đó. Phim mang yếu tố nghệ thuật với các cảnh
quay chân thực, sống động với giọng điệu của chủ thể (thay vì lời bình),
những kỹ thuật cũng đồng thời là nghệ thuật quay/dựng phim, những kết
cấu tính kịch cao trong phim… (Theo thông cáo báo chí của chương trình) |
Theo NHÃ UYÊN
Sài Gòn giải phóng