Kết quả tìm kiếm cho "Thi THPT"
Kết quả 61 - 72 trong khoảng 4922
Liên quan việc học sinh lớp 10, Trường THPT Vĩnh Xương (TX.Tân Châu) có biểu hiện tự tử, ngày 6-12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh An Giang Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, sở đã phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ việc và báo cáo về Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh. Đồng thời, tạm đình chỉ công tác Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương…
Hàng nghìn học sinh ở TP.HCM phải nghỉ học do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các trường kiểm tra học kỳ I.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, cho biết như trên tại cuộc họp Ban chỉ về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chiều 3-12.
Trung tuần tháng 10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin, truyền thông về quyền con người cho cán bộ làm công tác truyền thông, phóng viên 26 cơ quan báo chí khu vực miền Nam và Tây Nguyên. Trong chương trình hội nghị, phóng viên các cơ quan báo chí đã có chuyến đi thực tế ở huyện Krông Pắc với 23 dân tộc cùng sinh sống, là “điểm sáng” trong bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sống trên địa bàn.
Đồn Biên phòng (BP) Cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang) có địa bàn quản lý gồm xã Khánh An, Khánh Bình và thị trấn Long Bình. Từ năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Long Xuyên kết nghĩa với các Đồn BP, trong đó có Đồn BP Cửa khẩu Long Bình. Sau khi tổng kết 5 năm kết nghĩa (giai đoạn 2013 - 2017), các đơn vị tiếp tục ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020.
Với sự phổ biến sẵn có, bóng chuyền đã xuất hiện thường xuyên trong đời sống thể chất của người dân. Do đó, ngành thể thao các địa phương đang nỗ lực đa dạng hóa sân chơi ở bộ môn này, bao gồm việc mở rộng đối tượng người chơi và các “biến thể” của môn bóng chuyền.
Đó là một câu chuyện hay, kỳ tích giữa ĐBSCL, khi cậu bé chỉ mới 10 tuổi mà đã sử dụng tiếng Anh thuần thục như một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Hơn thế, ở một kỳ thi mang tính hàn lâm, hoàn thiện ở 4 kỹ năng IELTS, cậu bé lại đạt 7.0, số điểm được xem là rất cao mà ở độ tuổi như em khó có thí sinh nào đạt được.
An Giang có dân số đông với trên 1,9 triệu người, hàng năm có trên 20.000 người bước vào độ tuổi lao động, hầu hết là thanh niên. Nguồn lực lao động dồi dào, song trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là lao động nông thôn. Nhiều năm qua, tỉnh quan tâm và xác định đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động thanh niên là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho thanh niên, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Phóng viên Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước xoay quanh vấn đề này.
Quan niệm học nghề ra trường chỉ làm việc nặng nhọc, hay vào đại học không thành mới miễn cưỡng… chọn học nghề nay đã là tư duy cũ. Sự đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp, chủ động liên kết đầu ra cho học sinh, sinh viên và đào tạo ngày càng gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội… là những “điểm cộng” cho các trường nghề thu hút tuyển sinh ngày càng hiệu quả.
28 năm từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, có việc làm ổn định và xây dựng được tổ ấm đơn sơ là một hành trình dài và nỗ lực phi thường của chàng trai không tay Nguyễn Minh Trí (sinh năm 1992, quê ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang). Em đã viết nên câu chuyện “cổ tích” có thật giữa đời thường và là tấm gương sáng cho biết bao hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật như em noi theo.
Từng trải qua nhiều nhiệm vụ công tác, bà Lê Thị Kim Linh gắn bó thời gian làm việc dài nhất tại UBMTTQVN huyện và Hội Liên hiệp Phụ nữ Phú Tân (An Giang). Từ khi về hưu (năm 2014) đến nay, bà không chọn nghỉ ngơi an nhàn mà luôn bận rộn với việc từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật. Bằng uy tín, sự tận tâm, bà Linh trở thành người kết nối các nhà hảo tâm đến với những mảnh đời khó khăn trong và ngoài huyện.
Hình ảnh người thầy giản dị, có nước da ngăm đen, tóc đã bạc đều đặn mỗi sáng đúng 6 giờ 45 phút nở nụ cười tươi đứng đón học sinh (HS) trước cổng trường có lẽ không còn xa lạ gì với biết bao thế hệ HS và phụ huynh Trường Tiểu học Mê Linh (quận 3, TP HCM).