Trang sức ngà voi. Ảnh: animaladventurer.blogspot.in
Đó là trường hợp của du khách Maria Pich-Aguilera (50 tuổi), cô đang phải đối mặt với mức án tù 12 tháng hoặc bị phạt một triệu shilling (8.700 euro) vì tội sở hữu ngà voi bất hợp pháp. KWS cho biết rằng họ đã bắt giữ du khách này tại sân bay quốc tế Jomo Kenyatta "với một chiếc vòng tay ngà nặng 25 gram", đang chuẩn bị đáp chuyến bay từ Nairobi đến Dar es Salaam (Tanzania).
Trước đó, vào 14-8, một phụ nữ Pháp cũng bị bắt tại sân bay này khi đang đi chuẩn bị bay đến Mayotte, vì sở hữu một chiếc vòng tay ngà. Du khách Pháp đã nhận tội và đã phải trả món tiền phạt 8.700 euro. "Đó có thể là hợp pháp ở các quốc gia khác, nhưng không phải ở đây, đó là điều khiến những kẻ săn trộm đáp ứng nhu cầu về ngà voi cho họ", một quan chức của KWS yêu cầu giấu tên nói.
Sau nhiều thập kỷ săn trộm đã đẩy số lượng voi trên thế giới từ vài triệu cá thể vào giữa thế kỷ 20 xuống còn khoảng 400.000 vào 2015. Việc buôn bán ngà voi hầu như đã bị cấm vào năm 1989. Các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách từ hơn 180 quốc gia hiện đang họp tại Geneva để củng cố các quy định về việc buôn bán ngà voi, sừng tê giác và các loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác. Hội nghị này, nhóm họp 3 năm/lần, sẽ xem xét một số đề xuất liên quan đến voi châu Phi.
Nhiều quốc gia ở Trung, Tây và Đông Phi đang ủng hộ việc liệt kê voi trong Phụ lục I (cần bảo vệ nhất) của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), có nghĩa là cấm hoàn toàn đối với việc bán ngà voi bất kỳ. Ngược lại, một số quốc gia ở miền nam châu Phi, nơi có quần thể voi lớn hơn và được bảo vệ tốt hơn, tuyên bố rằng ho có quyền bán ngà voi của họ đã được đăng ký.
Theo TTXVN