Anh N.V.Thanh. (ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) muốn hỏi: Trong trường hợp nêu trên, hành vi của bà Nga để động vật nuôi của mình gây thương tích và thiệt hại tài sản cho người khác có bị xử lý vi phạm hành chính hay không. Nếu có thì quy định như thế nào?
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật- Sở Tư pháp An Giang trả lời:
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:
“2 Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
… c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự...”.
Do đó, trong trường hợp như trên, hành vi của bà Nga để động vật nuôi gây thương tích và thiệt hại tài sản cho anh Thanh, nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Cụ thể là bà Nga sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với anh Thanh (Điểm đ, Khoản 14; Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, hiện nay, khi giao thông trên đường, có một số người thường chở chó trên xe, hay dắt chó chạy theo xe máy. Và đây cũng là hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, hành vi này bị xử phạt theo Điểm b, Khoản 2, Điều 10, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.
HOA AN