Kết quả tìm kiếm cho "Hội Chữ thập đỏ TP. Châu Đốc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1488
Với tinh thần quyết tâm và trách nhiệm, các nhà thầu khẩn trương tổ chức nhiều mũi thi công “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca, 4 kíp” trên công trường, để đảm bảo tiến độ thi công Dự án thành phần 1 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Lãnh đạo tỉnh An Giang tập trung các giải pháp để đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu cát, đá cho công trình, góp phần giải quyết triệt để khó khăn, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” theo phát động của Thủ tướng Chính phủ.
Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai hội Vía Bà năm 2025.
Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô kéo dài, nguy cơ cháy rừng ở An Giang ở mức cao. Để chủ động ứng phó với nguy cơ này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cho năm 2025.
Sáng 19/3, Thành Đoàn Châu Đốc phối hợp Hội Chữ Thập đỏ, Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ tổ chức hiến máu “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” đợt 1 năm 2025, nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2025).
Nông nghiệp được tiếp tục xác định là nền tảng, là bệ đỡ của ngành kinh tế tỉnh. Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, đưa nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng trưởng ổn định về sản lượng và chất lượng. Kinh tế nông thôn phát triển, gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Với lợi thế về địa hình tự nhiên và nhiều dân tộc, tôn giáo cùng chung sống lâu đời với những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua lễ hội văn hóa dân tộc, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc độc đáo đã góp phần tạo nên thế mạnh đặc thù để An Giang phát triển du lịch (DL).
Vĩnh Châu đọng lại trong suy nghĩ của nhiều người về một miền quê “vùng trong”, nằm kề cận trung tâm lễ hội Châu Đốc, nhưng yên ắng hơn hẳn. Bằng nội lực, tinh thần mạnh mẽ, Vĩnh Châu hoàn thành nông thôn mới (NTM), rồi NTM nâng cao, khẳng định sức bật và tiềm năng của mình.
Cũng như hầu hết ngành nghề, lĩnh vực, du lịch Việt Nam đã và đang chuyển đổi theo xu hướng phát triển bền vững. Đặc biệt, xu hướng này không chỉ thể hiện ở đa dạng sản phẩm, dịch vụ tại nhiều địa phương, mà còn thúc đẩy thị hiếu và sự quan tâm của du khách Việt khi lựa chọn điểm đến.
Sáng 14/3, tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh về sự kiện Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.
Sáng 14/3 rơi vào ngày rằm tháng 2 (âm lịch), nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP. Châu Đốc). Qua đó, vừa chăm lo đời sống người dân địa phương, vừa hưởng ứng Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai hội Vía Bà năm 2025.
Bằng những hoạt động thiết thực, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò “cầu nối” trong những hoạt động nhân đạo, từ thiện, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Đầu năm 2025, ngành du lịch Thủ đô liên tiếp nhận tin vui, hứa hẹn về một điểm đến được ưa chuộng của du khách khắp nơi trên thế giới.