Cụ thể, trong 51 mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân có 29 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella, xét nghiệm 4 mẫu thực phẩm lấy tại tiệm Hồng Ngọc gồm chả lụa, jambon (chả đỏ), pate gan, xúc xích tỏi, dưa chua (củ cải trắng), thì món pate gan cũng nhiễm khuẩn này.
Sở Y tế kết luận, vi khuẩn Salmonella có trong pate gan gây ngộ độc cho người ăn bánh mì thịt.
Sở Y tế Đồng Tháp kiến nghị UBND thành phố Hồng Ngự phạt tiệm bánh mì Hồng Ngọc về "hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên", mức phạt 80-100 triệu đồng.
Trước đó, vào tháng 5-2024 vừa qua, tại tỉnh Đồng Nai cũng xảy ra vụ việc 568 người ngộ độc sau ăn bánh mì, dương tính với khuẩn Salmonella và E.coli.
Việc soát vi khuẩn Salmonella và E.coli không chỉ bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trong thời gian qua, dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong công tác giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, nhưng tình trạng vi sinh vật gây bệnh vẫn được tìm thấy với tỷ lệ rất cao trong gia súc, gia cầm và thịt tươi nhập khẩu, xuất khẩu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khuẩn Salmonella là thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn.
Vi khuẩn đi vào cơ thể người qua ăn uống. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh mất nước, giảm huyết áp, tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong.
Để phòng chống hiệu quả khuẩn Salmonella và E.coli, thời gian qua, Cục Thú y Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với sinh an toàn thực phẩm đối với thịt gia cầm với mục tiêu đánh giá thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh thịt gia cầm...