• Giá đường Thái Lan từ Campuchia vào Việt Nam đang thấp hơn trong nước từ 2.000 -3.000 đồng/kg khiến việc buôn lậu diễn ra rầm rộ ở khu vực biên giới miền Tây. Tại cửa khẩu Khánh Bình - An Giang, rất nhiều kho chứa đường lậu đang hoạt động cả ngày lẫn đêm.

    Giá đường Thái Lan từ Campuchia vào Việt Nam đang thấp hơn trong nước từ 2.000 -3.000 đồng/kg khiến việc buôn lậu diễn ra rầm rộ ở khu vực biên giới miền Tây. Tại cửa khẩu Khánh Bình - An Giang, rất nhiều kho chứa đường lậu đang hoạt động cả ngày lẫn đêm.

  • Đường cát Thái Lan lâu nay vẫn vin vào hoá đơn mua đường trong nước để nhập lậu, nên các lực lượng phòng chống hàng lậu đành bó tay. Có màu trắng, mịn và vị ngọt đậm đà là những phẩm chất vượt trội khiến người tiêu dùng chết mê đường Thái. Song, mặt hàng này vào Việt Nam lại bằng con đường nhập lậu.

    Đường cát Thái Lan lâu nay vẫn vin vào hoá đơn mua đường trong nước để nhập lậu, nên các lực lượng phòng chống hàng lậu đành bó tay. Có màu trắng, mịn và vị ngọt đậm đà là những phẩm chất vượt trội khiến người tiêu dùng chết mê đường Thái. Song, mặt hàng này vào Việt Nam lại bằng con đường nhập lậu.

  • Thuyền ghe chở đường đi lại ngang nhiên suốt ngày đêm tại cửa khẩu Campuchia giáp với cửa khẩu Khánh Bình. Các điểm tập kết đường lậu dùng cả băng chuyền vận chuyển đường xuống ghe.

    Thuyền ghe chở đường đi lại ngang nhiên suốt ngày đêm tại cửa khẩu Campuchia giáp với cửa khẩu Khánh Bình. Các điểm tập kết đường lậu dùng cả băng chuyền vận chuyển đường xuống ghe.

  • Ghe nhận đường từ kho chứa ở Campuchia rời bến, hướng mũi chạy về sông Hậu. Vùng buôn lậu đường trọng điểm và lớn nhất Việt Nam hiện là tuyến giáp tỉnh An Giang với Takeo và Kandal (Campuchia). Nơi đây mỗi ngày có hàng ngàn tấn đường nhập vào Việt Nam và tiêu thụ khắp nơi.

    Ghe nhận đường từ kho chứa ở Campuchia rời bến, hướng mũi chạy về sông Hậu. Vùng buôn lậu đường trọng điểm và lớn nhất Việt Nam hiện là tuyến giáp tỉnh An Giang với Takeo và Kandal (Campuchia). Nơi đây mỗi ngày có hàng ngàn tấn đường nhập vào Việt Nam và tiêu thụ khắp nơi.

  • Chiếc ghe chài chở khoảng 100 tấn đường đậu sát bờ sông Hậu phía Campuchia đang sang đường cho các ghe Việt Nam để vào địa phận An Giang.

    Chiếc ghe chài chở khoảng 100 tấn đường đậu sát bờ sông Hậu phía Campuchia đang sang đường cho các ghe Việt Nam để vào địa phận An Giang.

  • Nhiều ghe chài từ Campuchia về đậu trên sông Hậu chờ sang đường qua võ lãi.

    Nhiều ghe chài từ Campuchia về đậu trên sông Hậu chờ sang đường qua võ lãi.

  • Để hợp thức hóa đường Thái thành đường nội địa, các tay buôn khi vận chuyển đến biên giới chỉ cần đổ bao đường Thái sang các bao trắng (không chữ), hay giả mẫu mã và thương hiệu của những bao đường trong nước.

    Để hợp thức hóa đường Thái thành đường nội địa, các tay buôn khi vận chuyển đến biên giới chỉ cần đổ bao đường Thái sang các bao trắng (không chữ), hay giả mẫu mã và thương hiệu của những bao đường trong nước.

  • Băng chuyền kéo đường Thái lên xe tải đậu trong kho của ông T. ở xã Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang), từ đây coi như đường lậu đã thành đường nội địa.

    Băng chuyền kéo đường Thái lên xe tải đậu trong kho của ông T. ở xã Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang), từ đây coi như đường lậu đã thành đường nội địa.

  • Sau chuyến sang đường giữa sông Hậu, các ghe đường cập bến nhập vào kho gần khu vực cửa khẩu Khánh Bình.

    Sau chuyến sang đường giữa sông Hậu, các ghe đường cập bến nhập vào kho gần khu vực cửa khẩu Khánh Bình.

  • Đường cát ngoại vào An Giang được các tay buôn phân tán tiêu thụ khắp nơi. Dọc Quốc lộ 91C từ biên giới thị trấn Long Bình (An Phú) về cầu Cồn Tiên đoạn thuộc xã Đa Phước (An Phú - An Giang) đều có dân canh đường (cảnh giới), chuyên trông chừng báo tin về “động - tĩnh” của lực lượng chống lậu.

    Đường cát ngoại vào An Giang được các tay buôn phân tán tiêu thụ khắp nơi. Dọc Quốc lộ 91C từ biên giới thị trấn Long Bình (An Phú) về cầu Cồn Tiên đoạn thuộc xã Đa Phước (An Phú - An Giang) đều có dân canh đường (cảnh giới), chuyên trông chừng báo tin về “động - tĩnh” của lực lượng chống lậu.

  • Theo một chiến sĩ Biên phòng ở huyện An Phú – An Giang: “Chỉ riêng xe tải chở đường thuê cho tay buôn lậu T. ở đây có gần 30 chiếc, mỗi chiếc chở 10-15 tấn đường. Chạng vạng, khi nhận đầy đường từ biên giới, các xe này đậu ở nhiều nơi chờ giờ hành động. Họ đợi đến khuya (1-2 giờ đêm) mới xuất phát.  Xe 4,5 tấn có thể chở tới 10 tấn và chạy rầm rập trong đêm. Biết rằng là buôn đường lậu, nhưng đành bó tay, vì chúng có gốc 'lớn', lo lót đường đi nên chúng tôi không thể làm gì được”.

    Theo một chiến sĩ Biên phòng ở huyện An Phú – An Giang: “Chỉ riêng xe tải chở đường thuê cho tay buôn lậu T. ở đây có gần 30 chiếc, mỗi chiếc chở 10-15 tấn đường. Chạng vạng, khi nhận đầy đường từ biên giới, các xe này đậu ở nhiều nơi chờ giờ hành động. Họ đợi đến khuya (1-2 giờ đêm) mới xuất phát. Xe 4,5 tấn có thể chở tới 10 tấn và chạy rầm rập trong đêm. Biết rằng là buôn đường lậu, nhưng đành bó tay, vì chúng có gốc 'lớn', lo lót đường đi nên chúng tôi không thể làm gì được”.

  • Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang cho biết từ đầu năm tới nay, các lực lượng chống buôn lậu đã kiểm tra, tạm giữ gần 20 xe tải chở đường cát, chủ yếu khi đang vận chuyển ở nội địa, với số lượng chừng 400 tấn. Phần lớn số vụ này chưa thể xử lý. Dù cũng có nhiều trùm buôn đường Thái ở An Giang đã bị bắt giữ, khởi tố nhưng việc buôn đường lậu vẫn chưa có xu hướng giảm.

    Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang cho biết từ đầu năm tới nay, các lực lượng chống buôn lậu đã kiểm tra, tạm giữ gần 20 xe tải chở đường cát, chủ yếu khi đang vận chuyển ở nội địa, với số lượng chừng 400 tấn. Phần lớn số vụ này chưa thể xử lý. Dù cũng có nhiều trùm buôn đường Thái ở An Giang đã bị bắt giữ, khởi tố nhưng việc buôn đường lậu vẫn chưa có xu hướng giảm.

  • Giá đường Thái Lan từ Campuchia vào Việt Nam đang thấp hơn trong nước từ 2.000 -3.000 đồng/kg khiến việc buôn lậu diễn ra rầm rộ ở khu vực biên giới miền Tây. Tại cửa khẩu Khánh Bình - An Giang, rất nhiều kho chứa đường lậu đang hoạt động cả ngày lẫn đêm.
  • Đường cát Thái Lan lâu nay vẫn vin vào hoá đơn mua đường trong nước để nhập lậu, nên các lực lượng phòng chống hàng lậu đành bó tay. Có màu trắng, mịn và vị ngọt đậm đà là những phẩm chất vượt trội khiến người tiêu dùng chết mê đường Thái. Song, mặt hàng này vào Việt Nam lại bằng con đường nhập lậu.
  • Thuyền ghe chở đường đi lại ngang nhiên suốt ngày đêm tại cửa khẩu Campuchia giáp với cửa khẩu Khánh Bình. Các điểm tập kết đường lậu dùng cả băng chuyền vận chuyển đường xuống ghe.
  • Ghe nhận đường từ kho chứa ở Campuchia rời bến, hướng mũi chạy về sông Hậu. Vùng buôn lậu đường trọng điểm và lớn nhất Việt Nam hiện là tuyến giáp tỉnh An Giang với Takeo và Kandal (Campuchia). Nơi đây mỗi ngày có hàng ngàn tấn đường nhập vào Việt Nam và tiêu thụ khắp nơi.
  • Chiếc ghe chài chở khoảng 100 tấn đường đậu sát bờ sông Hậu phía Campuchia đang sang đường cho các ghe Việt Nam để vào địa phận An Giang.
  • Nhiều ghe chài từ Campuchia về đậu trên sông Hậu chờ sang đường qua võ lãi.
  • Để hợp thức hóa đường Thái thành đường nội địa, các tay buôn khi vận chuyển đến biên giới chỉ cần đổ bao đường Thái sang các bao trắng (không chữ), hay giả mẫu mã và thương hiệu của những bao đường trong nước.
  • Băng chuyền kéo đường Thái lên xe tải đậu trong kho của ông T. ở xã Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang), từ đây coi như đường lậu đã thành đường nội địa.
  • Sau chuyến sang đường giữa sông Hậu, các ghe đường cập bến nhập vào kho gần khu vực cửa khẩu Khánh Bình.
  • Đường cát ngoại vào An Giang được các tay buôn phân tán tiêu thụ khắp nơi. Dọc Quốc lộ 91C từ biên giới thị trấn Long Bình (An Phú) về cầu Cồn Tiên đoạn thuộc xã Đa Phước (An Phú - An Giang) đều có dân canh đường (cảnh giới), chuyên trông chừng báo tin về “động - tĩnh” của lực lượng chống lậu.
  • Theo một chiến sĩ Biên phòng ở huyện An Phú – An Giang: “Chỉ riêng xe tải chở đường thuê cho tay buôn lậu T. ở đây có gần 30 chiếc, mỗi chiếc chở 10-15 tấn đường. Chạng vạng, khi nhận đầy đường từ biên giới, các xe này đậu ở nhiều nơi chờ giờ hành động. Họ đợi đến khuya (1-2 giờ đêm) mới xuất phát.  Xe 4,5 tấn có thể chở tới 10 tấn và chạy rầm rập trong đêm. Biết rằng là buôn đường lậu, nhưng đành bó tay, vì chúng có gốc 'lớn', lo lót đường đi nên chúng tôi không thể làm gì được”.
  • Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang cho biết từ đầu năm tới nay, các lực lượng chống buôn lậu đã kiểm tra, tạm giữ gần 20 xe tải chở đường cát, chủ yếu khi đang vận chuyển ở nội địa, với số lượng chừng 400 tấn. Phần lớn số vụ này chưa thể xử lý. Dù cũng có nhiều trùm buôn đường Thái ở An Giang đã bị bắt giữ, khởi tố nhưng việc buôn đường lậu vẫn chưa có xu hướng giảm.