Ông Trình Lam Sinh gợi ý thảo luận dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
Các ý kiến đóng góp cho rằng, dự án luật phù hợp về mặt pháp lý, chủ trương Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay; điều chỉnh nội dung điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động có tính đặc thù về chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, mức độ rủi ro, quy mô đầu tư, tính chất quốc tế hóa, liên quan đến tài nguyên, quốc phòng- an ninh, chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Đồng thời, đề nghị cần chỉnh sửa, bổ sung tên gọi thành “Luật tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ dầu khí”; bổ sung quy định xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu vào Khoản 4, Điều 8 (Yêu cầu về an toàn dầu khí); nên giải thích từ ngữ “dầu khí” ngắn gọn, dễ hiểu hơn theo hướng tách “dầu khí” và “dầu khí phi truyền thống”… Có ý kiến băn khoăn khi luật quy định 1 chương riêng (chương IX) về chức năng, quyền và nghĩa vụ của 1 doanh nghiệp cụ thể (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Điều này quá cụ thể, chưa phù hợp thực tế và quá trình hội nhập quốc tế.
Trước đó, sáng 28/9, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang tổ chức lấy ý kiến dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Dự án luật này được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3. Sau khi tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh, vẫn còn một số vấn đề lớn cần phải tiếp tục lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4.
Đại biểu sở, ngành tỉnh An Giang đề nghị việc giữ nguyên cơ cấu, tổ chức Thanh tra huyện là cần thiết, giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra theo phân cấp, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức với cơ quan thanh tra cấp tỉnh và Trung ương.
Một số đại biểu không thống nhất với việc tổ chức ban tiếp công dân; nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hoạt động của đoàn thanh tra; không cần quy định cơ quan thanh tra trong các cơ quan thuộc Chính phủ; đề nghị bỏ quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (theo Điều 74); các vấn đề liên quan đến kết luận thanh tra, điều chỉnh kế hoạch thanh tra; phân cấp phân quyền trong công tác thanh tra và nhiều nội dung khác.
GIA KHÁNH