Hình ảnh khói bụi ở thành phố Paris, Pháp (Ảnh: DW)
EEA đã tiến hành nghiên cứu tại hơn 30 quốc gia, trong đó có 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhưng không bao gồm các quốc gia công nghiệp lớn như Nga, Ukraine và Vương quốc Anh. Do vậy, báo cáo của EEA cho rằng tổng số ca tử vong vì ô nhiễm không khí trên toàn châu Âu có thể còn cao hơn con số đưa ra nói trên.
Trong báo cáo đưa ra, EEA cho biết vào năm 2021, khoảng 90% dân cư thành thị ở châu Âu hít thở bầu không khí không đáp ứng được khuyến nghị an toàn của WHO.
Cũng theo báo cáo của EEA, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì ô nhiễm không khí, từ khi trong bụng mẹ đến khi trưởng thành. Mức độ các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến tại nhiều quốc gia châu Âu vẫn cao hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trẻ em và thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị ô nhiễm không khí vì cơ thể và hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển. Việc tiếp xúc với không khí có chất lượng kém về lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng và sự phát triển phổi của trẻ em. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và tim mạch, bao gồm cả bệnh hen suyễn, căn bệnh mà 9% trẻ em và thanh thiếu niên tại châu Âu mắc phải. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong khi mang thai cũng có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp và nguy cơ sinh non.
Trước thực trạng trên, EEA kêu gọi giới chức các quốc gia tập trung cải thiện chất lượng không khí quanh các trường học, nhà trẻ cũng như các điểm giao thông vận tải lớn và các cơ sở tập luyện thể dục thể thao.
Theo Đảng Cộng Sản