Kết quả tìm kiếm cho "Ông Trần Bắc Hà"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3291
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Chúng tôi chạnh lòng khi ghé thăm hoàn cảnh sống côi cút một mình không cha, không mẹ của em Nguyễn Hoàng Anh (11 tuổi, ngụ khóm An Ninh, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới) và em Nguyễn Chí Thành (14 tuổi, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn).
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
TX. Tân Châu nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh. Nhiều nhiệm kỳ qua, thị xã có mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả vùng, nhờ vào lợi thế cạnh tranh và động lực tăng trưởng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Ngày 14/11, An Giang sẽ long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai", Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Về tham quan, cúng viếng chùa Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên), chắc chắn du khách sẽ được thết đãi buổi cơm chay thanh đạm nơi cửa thiền. Thức ăn được bày biện sẵn tại khu nhà ăn, tất cả đều miễn phí.
Sinh ra trong gia đình nông dân ở xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), Vũ Thị Quế Trâm bén duyên với võ thuật từ cấp THCS, được phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng dần. Trưởng thành, cô gái nhỏ nhắn lại quyết tâm đi nghĩa vụ quân sự, khoác lên mình quân phục của bộ đội biên phòng (BĐBP). Hai yếu tố này cộng hưởng, mang đến thành tích đáng nể đầu tiên cho Trâm và cho cả BĐBP tỉnh An Giang.
Hôm nay (ngày 5/11), dư luận hướng về nước Mỹ, nơi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống đầy kịch tính với kết quả không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của Xứ cờ hoa mà còn tác động ít nhiều tới phần còn lại của thế giới. Màn đua “song mã” giữa hai ứng cử viên Tổng thống từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa được nhận định là ẩn chứa những yếu tố bất ngờ và gay cấn nghẹt thở đến phút cuối cùng.
Mang trong người căn bệnh nan y suy thận mạn, sự sống của chị Huỳnh Thị Hạnh (37 tuổi, ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành) phải phụ thuộc việc chạy thận hàng tuần. Còn bà Huỳnh Thị Lê (57 tuổi, ngụ ấp Tấn Thuận, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) mắc bệnh viêm đa khớp, mất đi khả năng lao động, cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khó khăn...