Kết quả tìm kiếm cho "ĐBSCL xanh"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 915
An Giang giữ vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh vùng Tây Nam bộ, có nhiều tiềm năng kinh tế cửa khẩu rất lớn. Khu Kinh tế cửa khẩu An Giang được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. An Giang, với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng dồi dào đang nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Ngày 11/6, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật cho 120 tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất - kinh doanh và đại lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện.
Phát huy vai trò nền tảng của lĩnh vực nông nghiệp, huyện Châu Phú chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
An Giang từ lâu được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi non, sự thanh bình của đồng ruộng bạt ngàn và những di tích lịch sử, văn hóa tâm linh độc đáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh du lịch (DL) toàn cầu đang dần hồi phục, An Giang đã triển khai hàng loạt giải pháp kích cầu DL, với mục tiêu phục hồi, bứt phá, đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đánh thức tiềm năng to lớn của miền biên viễn.
Trước sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu gia tăng đối với thực phẩm thủy sản giàu dinh dưỡng, cá rô phi (loài cá nước ngọt phổ biến) đang trở thành sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng của An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung.
Bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh trong tháng 5/2025 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, với nhiều chỉ số tăng trưởng khá so cùng kỳ năm 2024 trên các lĩnh vực. Kết quả này khẳng định sự nỗ lực của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, người dân và tạo tiền đề vững chắc để tỉnh hoàn thành các mục tiêu KTXH năm 2025.
Với vị thế là một trong những địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm của vùng ĐBSCL, An Giang đã và đang tạo nên những “điểm nhấn” quan trọng, đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, bền vững và thông minh.
An Giang là một trong những địa phương có thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh ghi nhận mức sụt giảm đáng kể, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp (DN) và đời sống nông dân.
6 tháng đầu năm 2025, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ kế hoạch; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công được quan tâm thực hiện. Huyện tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững.
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập toàn cầu, nông nghiệp An Giang tập trung mục tiêu phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng ổn định, giữ vai trò "bệ đỡ" của ngành kinh tế; lúa gạo và cá tra, rau màu đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.