Kết quả tìm kiếm cho "8X"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 111
Những ngày con nước tràn đồng cũng là lúc người dân vùng xả lũ trở về với mùa tắm đồng. Từng là trò tiêu khiển của trẻ con ngày trước, việc tắm đồng giờ đây lại trở thành niềm vui cho những ai được thấy lại cảnh mùa nước nổi tràn đồng.
Lắm lần xuôi ngược, tôi bắt gặp hình ảnh bến nước ven sông nằm lặng lẽ bên cuộc sống con người. Sinh ra từ nếp sống dân quê, những bến nước ấy vẫn là nơi nuôi dưỡng thói quen của người miền Tây, giữ gìn chút kỷ niệm của những ai sinh ra, lớn lên bên cạnh dòng sông hai buổi lớn, ròng.
Cây ô môi không chỉ có hoa đẹp mà những “chùm” trái ô môi non cuốn hút nhiều người. Ô môi còn là một trong những món quà thời tuổi thơ của nhiều người dân sông nước miền Tây.
Sau mấy tháng nắng chói chang, những cơn mưa đã về tắm mát ngọn núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) như “cái hẹn” của đất trời vào cuối tháng 4 (âm lịch). Với du khách, tháng 4 là thời điểm lý tưởng để vãn cảnh núi Sam, bởi không khí tấp nập, linh thiêng của mùa Vía Bà, cùng vẻ đẹp của thiên nhiên mơ mộng.
“Lưu bút ngày xanh” là kỷ niệm đẹp của tuổi học trò từ thế hệ 8X trở về trước. Nhưng mỗi thời mỗi khác, học sinh bây giờ rất ít chuyền tay nhau viết lưu bút khi sắp rời xa mái trường, bè bạn. Thay vào đó, các em thường tổ chức chụp ảnh kỷ yếu, lưu lại số điện thoại, địa chỉ Zalo, Facebook…, để dù đi đâu cũng có thể liên lạc với nhau được đó chị ơi.
Không phải kem que đông đá xanh xanh đỏ đỏ đủ màu, cũng không phải những loại kem hiện đại đóng gói công nghiệp. Ăn kem vỉa hè ở TP. Long Xuyên, phải gọi là “cà lem” mới đúng giọng của người miền Tây. Phong cách vỉa hè nhưng chất lượng cà lem Hai Liều được khách chấm vào hàng “xịn xò”, tương xứng với giá tiền để thưởng thức.
Áp lực đối với mỗi người, thì giai đoạn nào cũng có thôi em ạ. Tuy nhiên, mỗi thời đại người ta sẽ chọn cách khác nhau để vượt qua khó khăn. Thế hệ 8X, 9X thường gom một nhóm bạn lại nhà người nào đó để nấu ăn, trò chuyện hoặc hẹn nhau đi ăn chè ăn kem là có thể giải tỏa áp lực...
Nhiều bạn trẻ tin rằng chỉ cần bỏ một số tiền đi chữa lành sẽ giúp bản thân cân bằng cuộc sống. Tuy nhiên, có phải ai chữa lành rồi cũng sẽ... lành?
Gần đây, từ khóa “chữa lành” được nhiều người tìm kiếm như du lịch chữa lành, sách chữa lành, podcast chữa lành,... Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế do con người phải đối mặt với áp lực công việc, cuộc sống, dẫn đến căng thẳng. Họ cần một chút tĩnh lặng để được sống chậm, suy nghĩ và yêu thương nhiều hơn. Đó chính là “liều thuốc” tinh thần để mỗi người tự tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Khái niệm “chữa lành” không phải mới xuất hiện mà từ thời ông bà, cha mẹ chúng ta đã biết cách tự cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng, lo âu, chỉ khác là thời đó không được thể hiện với cái tên “chữa lành”.
Những ngày vào hạ, đất trời chan chát cái nắng hanh hao như thiêu, như đốt. Ấy vậy, có loài cây âm thầm tích tụ sức sống, để dâng cho đời mùa hoa đẹp nhất. Đó là phượng vĩ.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng cho ra mắt bài hát 'Thầy tôi' ca ngợi người thầy thuốc Tôn Thất Bách với sự thể hiện của NSƯT Hoàng Tùng.
Đầu tháng 10 (âm lịch), những hộ theo nghề làm khô cá đồng tất bật vào vụ sản xuất rộ nhất trong năm. Với họ, mùa khô Tết vừa là nguồn thu, vừa là tình yêu đối với loại đặc sản của miền Tây. Ngày Xuân, nếm chút khô mặn mòi, lắng nghe dư vị miền quê, người ta như sống lại những cái Tết xưa, dẫu nghèo nhưng ấm cúng.