Kết quả tìm kiếm cho "Công nghệ tỷ USD"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 4015
Sự phát triển của các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây (Cloud Computing) đặt ra nhu cầu nâng cấp và mở rộng đối với hạ tầng kết nối. Đầu tư vào nhiều tuyến cáp quang biển là cách Việt Nam đặt nền móng cho thế giới số nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Làn sóng bảo hộ thương mại đang lan rộng trong ngành thép toàn cầu, khi các nền kinh tế lớn đồng loạt siết chặt hàng rào thuế quan, quy định chất lượng, và chính sách môi trường. Trước áp lực ngày càng lớn, ngành thép trong nước đang đứng trước quyết định buộc phải chuyển mình: Hoặc nâng cấp chuỗi giá trị và sản xuất theo hướng bền vững, hoặc tiếp tục tụt lại trong cuộc chơi toàn cầu.
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,52% trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam là khá cao, tạo nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong cả năm 2025.
Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), doanh nghiệp có trụ sở tại An Giang là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới, với gần 50 năm kinh nghiệm. Từ năm 2024, Antesco trở thành công ty xuất khẩu số 1 Việt Nam về doanh số nông sản chế biến đông lạnh, góp phần nâng tầm nông sản Việt trên trường quốc tế.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng sản xuất vàng miếng, giảm độc quyền, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và ngân hàng.
“Hãy mơ giấc mơ lớn hơn cho nông nghiệp An Giang”, lời nhắn gửi của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan trong chuyến công tác tại An Giang ngày 13/7 là lời khuyên, lời hiệu triệu cho sự đổi mới tư duy trong ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Lê Minh Hoan, đã đến lúc doanh nghiệp và nông dân trong tỉnh cần nghĩ xa hơn, phạm vi rộng hơn, rồi hiện thực hóa bằng hành động theo lộ trình cụ thể để xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập sâu với thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 22 tỷ USD, tăng 2,3 tỷ USD (tương ứng 10%) so cùng kỳ năm trước. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 8,77 tỷ USD, tăng 17,1%; EU 2,36 tỷ USD, tăng 14,8%; Nhật Bản 2,24 tỷ USD, tăng 12,4%…
Sáu tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đạt 5,45 tỷ USD với 953.900 tấn, gần bằng kim ngạch cả năm 2024 là 5,48 tỷ USD. Giữ vững các thị trường truyền thống, tăng cường xuất khẩu cà-phê chế biến sâu là giải pháp để ngành hàng này cán mốc mục tiêu 7 tỷ USD cả năm 2025.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Tọa đàm “30 năm quan hệ Việt-Mỹ: Duy trì động lực, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững” nhằm nhìn lại chặng đường 30 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Mỹ, làm rõ những cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy thương mại song phương theo hướng cân bằng, bền vững.
Ngày 11/7/1995 không chỉ là cột mốc lịch sử của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh thể hiện tinh thần vượt lên trên quá khứ, lựa chọn đối thoại và hợp tác vì lợi ích quốc gia và hòa bình khu vực. Ba thập kỷ qua, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách và phát triển, từ những bước đi thận trọng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.