Kết quả tìm kiếm cho "TT&DL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 395
Để khơi dậy niềm đam mê đọc sách, khuyến khích học sinh khám phá kho tàng tri thức vô tận của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) triển khai kế hoạch tổ chức vòng sơ khảo Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2025. Thông qua cuộc thi khẳng định vị trí vai trò to lớn của văn hóa đọc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Những năm qua, với việc chú trọng đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ cùng những định hướng chiến lược bài bản, Pencak Silat là một trong những môn võ có sự phát triển mạnh cả về phong trào lẫn thành tích cao trên địa bàn tỉnh…
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng, phát triển các môn thể thao dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần cho Nhân dân và bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bản tỉnh.
Cử tri kiến nghị sớm triển khai thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhằm đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Qua đó, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước.
Di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nguy cơ mai một, thậm chí biến mất. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là vô cùng cấp thiết.
Thời gian qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) An Giang đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đây là tiền đề vững chắc để ngành tiếp tục bứt phá trong năm 2025, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh.
Với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL), thời gian qua, ngành VH-TT&DL đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông qua các loại hình văn hóa - văn nghệ (VHVN), cổ động trực quan.
An Giang nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và lễ hội truyền thống đặc sắc. Trong đó, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội lớn, quan trọng, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Ngày 19/3, An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và khai hội năm 2025.
Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, có vai trò quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu của kế hoạch. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2025, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương An Giang.
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, ngành du lịch (DL) An Giang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về lượng khách tham quan. Điều này mang lại niềm vui cho người làm DL, là tín hiệu đáng mừng cho thấy DL An Giang đang ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ DL Việt Nam.
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, dịp tết Ất Tỵ 2025 (từ 25/1-2/2, tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 Tết), ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.