Kết quả tìm kiếm cho "bị ngập úng trong mùa mưa bão"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1090
Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 khiến một số nhà dân tại khu vực miền Trung bị ảnh hưởng tiếp tục tăng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/10, khu vực nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, mưa to cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 100 – 200 mm, cục bộ có nơi trên 400 mm; cảnh báo có nơi mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/3 giờ).
Nước trên sông Kiến Giang và sông Long Đại vẫn đang dâng cao, người dân ở Quảng Bình đang chới với giữa mênh mong nước lũ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 125km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102 km/giờ), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/ giờ.
Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 6 nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dự báo, áp thấp nhiệt đỡi đang hoạt động ở khu vực phía Đông Philippines sẽ mạnh dần lên thành bão và đi vào Biển Đông vào ngày 25/10. Cùng với đó, miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới từ ngày 22/10, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 19 - 21 độ C, vùng núi 17 - 19 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.
TP. Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh từ năm 2020. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, địa phương hướng đến “thương hiệu” đô thị trẻ, năng động, có vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng trong hệ thống các đô thị khu vực ĐBSCL. Để gầy dựng được điều đó, rất cần huy động nội lực lẫn ngoại lực, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể.
Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới, đe dọa gây gián đoạn cho hoạt động nông nghiệp, du lịch và công nghiệp trong khi chính khu vực này cũng đã đương đầu với một loạt cơn bão lớn tính từ đầu năm 2024 đến nay.
Để đảm bảo tổ chức sản xuất thắng lợi vụ thu đông 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ động triển khai các giải pháp. Đồng thời, phối hợp các ngành, địa phương kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn nông dân chủ động ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi và tăng cường liên kết, áp dụng cơ giới hóa cùng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 14/10, ở khu vực Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.
Dự báo hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, triều cường và thiên tai (giông, lốc, sét, ngập lụt, úng, sạt lở đất) còn diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, người dân cần chủ động các giải pháp ứng phó với lũ kết hợp triều cường đạt đỉnh lũ trong tháng 10/2024 và các thiên tai những tháng cuối năm, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản và sản xuất vụ thu đông 2024...
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 11/10 cho biết số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở khu vực Tây và Trung Phi đang tiếp tục tăng lên, hiện ở mức 6,6 triệu người tại 16 quốc gia.