Kết quả tìm kiếm cho "tìm ra vaccine"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 999
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.
Vaccine phế cầu 23 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất đã có mặt ở gần 50 quốc gia trên thế giới, phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi… đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào sử dụng tại Việt Nam.
Dịch ho gà năm nay có nhiều bất thường, cả số nhiễm và độ tuổi trẻ mắc bệnh.
Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đang diễn ra ngày càng phổ biến, bởi bất cứ ai cũng có thể dễ dàng mua được kháng sinh. Tuy nhiên, hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.
Chi cho thuốc ung thư năm 2023 là 7.521 tỷ đồng, đứng hàng đầu trong tổng chi trả thuốc từ Quỹ bảo hiểm Y tế. Người bệnh ung thư phải tự chi trả tới 70% chi phí điều trị.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới. Hiện Covid-19 vẫn đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1.700 người mỗi tuần trên toàn cầu.
Ngày 11/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, các bệnh viện của Thành phố đã ghi nhận có đến 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi. Trước nguy cơ dịch sởi đang hiện hữu, cần hành động quyết liệt để ngăn chặn dịch.
Bệnh tay-chân-miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh, chất dịch từ các bóng nước của trẻ bệnh bị vỡ ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, điều khác biệt trong mùa sốt xuất huyết năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ,… và các địa phương như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… có vẻ như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Hiểm họa từ dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn, đe dọa sức khỏe và cuộc sống người dân trong bối cảnh khả năng miễn dịch từ vaccine ngừa Covid-19 đến nay đã suy giảm. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác cũng có khả năng bùng phát khi tốc độ tiêm chủng trên toàn cầu chững lại bởi sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế, tâm lý do dự với vaccine, hệ quả của suy thoái kinh tế…
Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch. Ở nước ta, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ hoàn toàn dù đã có vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu. Do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Vaccine phòng bệnh bạch hầu sẵn có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, sau 10 năm, hiệu quả bảo vệ có thể giảm dần.