Kết quả tìm kiếm cho "viếng Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 128
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công cách mạng. Qua đó, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với thế hệ cha ông đã cống hiến máu xương cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947/27-7-2024), sáng 27-7, tại Hà Nội, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, TP Hà Nội) và đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mọi mất mát, hy sinh dần lùi xa theo năm tháng hòa bình, nhưng nỗi tiếc thương Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vẫn còn đau đáu trong lòng người đương thời...
Ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7, các địa phương đã tổ chức dâng hương, tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công.
Sáng 24/7, đoàn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện Tri Tôn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Kế thừa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” ngàn năm của dân tộc, Bác Hồ quan tâm đặc biệt đến sự hy sinh cao cả của các anh hùng thương binh, liệt sĩ. Người nói: “Máu đào của các thương binh, liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do”.
Những năm qua, An Giang triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Việc xác nhận và thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân, gia đình (gọi tắt là người có công) đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Qua đó, góp phần chăm lo tốt hơn đối với sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần người có công.
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).
Tháng tư lịch sử, những người lính Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… ở độ tuổi xưa nay hiếm trở về chiến trường xưa, nghẹn ngào bên mộ phần những người đồng chí, đồng đội đã hy sinh ở Nghĩa trang Liệt sĩ A1. Họ là những người chiến sĩ đã làm nên một Điện Biên 'lẫy lừng năm châu- chấn động địa cầu'
“Suốt hành trình về Bảy Núi An Giang/ Sống lại một thời tuổi trẻ hành quân say sưa hát cười quên cả thời gian/ Gặp lại những cựu cán bộ Đoàn thân thiết thuở xưa/ Tóc đã phai màu nhưng vẫn luôn tươi trẻ”. Đây là đoạn mở đầu trong bài hát “Cảm xúc An Giang” (nhạc Xuân Chánh, thơ Lê Hồng Liêm), cũng mở đầu cho hành trình về lại tuổi trẻ của gần 200 cựu cán bộ Đoàn.
Tối nay 16/3, hàng nghìn người từ mọi miền đất nước sẽ tề tựu tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ để chứng kiến, cảm nhận về con người và mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.