Tết luôn là thời điểm văn hóa truyền thống của Việt Nam thể hiện đậm nét nhất. Đó là lý do vì sao không ít cây viết nước ngoài hứng thú tìm hiểu nhiều hơn về phong tục đón năm mới của người Việt.
Chỉ họp duy nhất một lần vào đêm mồng 4 tháng Giêng, chợ Âm Dương tại làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, Bắc Ninh) mang đầy vẻ huyền bí, "ma mị."
Thiên Mụ được mệnh danh là đệ nhất cổ tự ở Huế với tuổi đời trên 400 năm trong chùa có chuông Đại Hồng Chung được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013.
Lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật từ đá, như: Hòn non bộ, tượng đá, tranh chữ trên đá... để trang trí trong nhà đã trở thành thú chơi tao nhã, được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, để có được những sản phẩm độc đáo từ đá, những người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ khâu sơ chế, cắt, xẻ, mài, dũa... Dưới bàn tay tài hoa của người thợ, các khối đá vô tri tưởng chừng bỏ đi đã được thổi hồn, trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Lễ cúng hóa vàng là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết của các gia đình Việt, mang ý nghĩa tiễn đưa các cụ về cõi âm, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn Tổ tiên luôn che chở, phù hộ cho con cháu.
Hoa sen với vẻ đẹp và hương thơm tinh khiết, được xem là loài hoa tiêu biểu đại diện cho tính cách, tinh thần của người Việt. Hoa sen cũng biểu hiện cho cốt cách và tinh thần thanh cao của người quân tử, luôn giữ lòng trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ. Toàn bộ cây sen đều hữu ích cho đời sống con người: Củ và hạt để ăn; mầm, thân, rễ, lá, hoa… đều có thể dùng làm thuốc, làm trà.
Trong xã hội ngày nay, vị trí của thư pháp có bị mờ nhạt? Tôi cho rằng không. Bởi, với những ai đã đam mê thì giá trị của thư pháp luôn trường tồn. Vẫn có những người trẻ không chỉ yêu thích thư pháp mà còn gắn bó với thư pháp, qua đó không ngừng nỗ lực học hỏi để tiếp nối, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Pháp, tại thủ đô Paris đã diễn ra lễ hội đèn lồng rực rỡ sắc màu, được trang hoàng hết sức công phu theo mô hình khu vườn cổ Dự Viên nổi tiếng của Trung Quốc.
Từ lâu, gói bánh tét vào dịp Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Hậu Giang. Đây không chỉ là món ăn đậm phong vị Tết Cổ truyền mà còn lưu giữ nét đẹp đoàn viên được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Ở cả 3 miền của Việt Nam dịp đầu xuân đều diễn ra những lễ hội truyền thống rất đặc sắc để du khách vừa du xuân, vừa tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Theo quan niệm dân gian, hình ảnh Lân Sư Rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và mang đến nhiều niềm vui trong năm mới. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tiếng trống múa Lân Sư Rồng lại làm nức lòng người dân.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group) đã phát hành một bộ tem đặc biệt gồm 2 con tem để kỷ niệm năm con Rồng theo truyền thống của người châu Á.
Khi người Việt đến khai phá, Nam Bộ là vùng đất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt tác động mạnh đến đời sống, lao động, sản xuất và tâm lý của cộng đồng cư dân. Đánh dấu sự có mặt và tồn tại, tiền nhân định ra những tên gọi dễ hiểu, gần gũi, gắn liền với đặc trưng của vùng đất, nơi ở, trở thành nơi “chôn nhau cắt rốn”.
Trong xã hội hiện đại, mọi người kết nối nhau qua những cú click chuột, “lướt” điện thoại thông minh (smartphone)… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của “truyền thông số”, nên việc đọc báo, xem báo cũng khác trước rất nhiều. Mặc dù phương thức đọc có thay đổi theo hướng tiện ích và đa dụng, nhưng nhu cầu thông tin đối với nhân loại là rất cần thiết và không thể thiếu. Và công nghệ phát triển sẽ giúp chuyển tải thông tin đến công chúng nhanh nhạy, kịp thời.
Chiều 11/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán) tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Lễ hội đua thuyền, thúng truyền thống mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024 đã diễn ra, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến cổ vũ. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức, diễn ra vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người dân thành phố biển.
Các nghệ nhân làng Rạch ngày đêm đục đẽo, sáng tác thêm các tích trò mới với niềm tin sẽ giúp những chú Tễu, cô Tiên, ông Bụt… thêm sức sống trường tồn.
Bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh An Giang đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, tuyên truyền cổ động... Qua đó, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân.
Từ lâu, thú chơi chim đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người. Dù ở phố thị hay nông thôn, không khó để bắt gặp những gia đình, quán nước nuôi vài con chim để thêm sinh khí trong ngôi nhà. Họ tìm đến với thú vui này như để tìm lại một kỷ niệm của tuổi thơ, hay đơn giản chỉ để tìm những phút thư giãn. Giữa nhịp sống hối hả, họ cùng nhau nuôi dưỡng và giữ gìn những thanh âm trong trẻo của thiên nhiên như một thú vui tao nhã.
Đã lâu rồi, tôi mới được đón thời khắc giao thừa ở quê nhà. Năm cũ đã qua. Và năm mới bắt đầu với một sự tĩnh lặng, điềm đạm, và an nhiên khác 364 ngày còn lại. Cảm giác ấy rất lạ, như một cơn gió thoảng qua nhưng đầy mê hoặc, đầy chờ đợi.
Lâu lắm mới về quê trước Tết, trong những ngày đồng quê ôm ấp những đám ruộng mạ non để làm nên những cánh đồng xanh ngan ngát.