Tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh luôn chiếm một ưu thế nhất định trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ, kỹ sư cũng theo đuổi chương trình MBA để trang bị cho bản thân kiến thức, tư duy quản lý, tạo bước đệm thăng tiến sự nghiệp.
Lợi thế từ tấm bằng MBA trái ngành: Hiểu chuyên môn, hiểu quản lý
Trong thời đại 4.0, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu sự linh hoạt và tích hợp trong nhiều ngành nghề. Vì vậy, các ứng viên vừa có cả bằng cấp chuyên môn và bằng MBA (thạc sỹ quản trị kinh doanh) luôn trở nên “đắt giá” hơn bao giờ hết. Bởi ở họ có được sự tích hợp cần thiết giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản trị nhất định để trở thành những người lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm – yêu cầu tối cần thiết trong xây dựng đội ngũ ở các tổ chức, doanh nghiệp.
Khi đó, tấm bằng thạc sĩ kinh doanh MBA trái ngành trong một hồ sơ ứng tuyển hội tụ cả hai chuyên ngành đào tạo cần thiết sẽ là một chứng nhận, một điểm cộng tuyệt vời cho các thạc sĩ MBA trong con mắt và niềm tin của nhà tuyển dụng. Một ví dụ điển hình là Tim Cook – CEO Apple với tấm bằng cử nhân kỹ sư Công nghiệp của Đại học Auburn và MBA của Đại học Duke.
Thống kê mới đây từ Career Launcher Ấn Độ cũng cho biết, một chương trình học MBA thường chỉ có khoảng 10% học viên xuất thân từ ngành kinh doanh, số còn lại đến từ các ngành nghề khác như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên, công chức nhà nước,… Trong đó, kỹ sư, bác sĩ theo học MBA là nhóm chiếm ưu thế.
Tim Cook – CEO Apple sở hữu tấm bằng Cử nhân Kỹ sư Công nghiệp của Đại học Auburn và MBA của Đại học Duke. (Nguồn ảnh: Internet)
Nhiều bác sĩ, kỹ sư thành công trên thế giới cũng là các thạc sĩ MBA
Các thương hiệu Apple, HP, Reliance Industries… có một điểm tương đồng đặc biệt chính là những CEO đứng đầu đều sở hữu tấm bằng thạc sĩ kinh doanh MBA. Có thể kể đến đó là Tim Cook – CEO Apple, C. Douglas McMillon – Chủ tịch & CEO Walmart (chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới, có mặt ở hàng trăm quốc gia và cũng là công ty bán lẻ đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ), hay bà Mary T. Barra – CEO General Motors, người được mệnh danh là thủ lĩnh ô tô thế giới, người phụ nữ mạnh mẽ và là nữ CEO có sức ảnh hưởng nhất định đến các Tổng thống Mỹ.
Ông Alon Rozen – Hiệu trưởng Trường Kinh doanh của Ecole des ponts ParisTech, nhận định về hình thức học thạc sĩ trái ngành: “Đây là một hình thức mới trong quản trị, mà sẽ thay đổi theo tác động của các xu hướng như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, tự động hóa… Trước năm 2000, các ban giám đốc thường thích có người điều hành làm về marketing hoặc sáng tạo. Nhưng tới giai đoạn tiếp theo khi nhiều cuộc khủng hoảng nổ ra, cờ lại đến tay những nhà điều hành trong ngành tài chính. Và bây giờ là lúc các kỹ sư tìm được chỗ đứng cho mình, chỉ cần họ biết quản lý nhân viên, có đầu óc cởi mở, giao tiếp ổn, có khả năng điều hành dự án hay làm việc nhóm...”.
PSO (Problem Solving in Organization) là triết lý đào tạo hướng trọng tâm vào giải quyết vấn đề trong tổ chức, giúp học viên có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng từ MBA để giải quyết những vấn đề cụ thể, phù hợp với nguồn lực và văn hóa của từng doanh nghiệp. Kiến thức đã học không thể áp dụng máy móc, mà phải theo triết lý tổng hợp và linh hoạt.
Tìm hiểu thông tin chi tiết chương trình Thạc sĩ Kinh doanh PSO MBA tại: https://psomba.com/
Liên hệ tư vấn trực tiếp tại: 17 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM | Email: mba@westernsydney.edu.vn hoặc tuyensinh@isb.edu.vn | Hotline 028.3535.9999 - Ext. 0
|
Bài, ảnh: TRANG ANH