Theo Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trình Lam Sinh, dự thảo luật đã được điều chỉnh, bổ sung 4 nhóm vấn đề lớn và 8 nhóm điểm mới, như: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; đưa phong trào thi đua thực sự thiết thực, hướng về cơ sở, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua…
Tại hội nghị, các đại biểu đề nghị không áp dụng diện ưu tiên trong thi đua khen thưởng, đảm bảo nguyên tắc “Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó”. Đồng thời, thống nhất với 7 hình thức khen thưởng (theo điều 9 của dự thảo luật); đề nghị cần chú ý quy định tiêu chuẩn khen thưởng cho phù hợp đối tượng; xem xét không quy định kỷ niệm chương của cấp tỉnh (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể có riêng “huy hiệu” tặng cá nhân có sự đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển ở địa phương).
Các đại biểu cũng đóng góp nhiều nội dung trong mục “Danh hiệu chiến sĩ thi đua” (điều 20); chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành tỉnh (điều 21)...
G.K