Được gọi là “hành tinh lùn”, Sao Diêm vương (Pluto) được phát hiện ra bởi nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh vào năm 1930. Kích thước của ngôi sao này chỉ bằng nửa nước Mỹ và không lớn hơn từ khi được phát hiện ra. Tên gọi Pluto được đề xuất bởi một cô bé học trò 11 tuổi tại Anh.
Pluto là tên một vị thần địa ngục trong thần thoại Hy Lạp, và được đặt cho tiểu hành tinh này vì nó rất tối tăm, lạnh giá. Lý do là vì khoảng cách từ Sao Diêm vương đến Mặt trời gấp 40 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời. Ngôi sao này mất 248 năm để quay một vòng quanh Mặt trời.
Còn về lý do nhiều nhà thiên văn học coi Sao Diêm vương là cô độc nhất vũ trụ, là bởi có nhiều hành tinh tương tự sao Diêm vương đã được phát hiện sau này. Và trong số chúng có những hành tinh lớn hơn Pluto tới 27%. Do đó, vào năm 2016, khái niệm “hành tinh” đã được Liên đoàn Thiên văn Quốc tế định nghĩa lại.
Hành tinh nào cô đơn nhất hệ Mặt trời?
Định nghĩa này cho rằng một thiên thể chỉ có thể được coi là một hành tinh khi đáp ứng được 3 yếu tố sau: có quỹ đạo quay quanh Mặt trời, có dạng hình cầu và đủ to lớn để có trọng lực riêng, có khối lượng đủ lớn để hút hoặc đẩy văng những thiên thể nhỏ trong quỹ đạo của nó.
Theo định nghĩa mới này, sao Diêm vương bị loại ra khỏi danh sách và bị xếp vào dạng “hành tinh lùn” do không đáp ứng được yêu cầu cuối cùng. Hệ Mặt trời chỉ còn lại 8 hành tinh là Mặt trời, Sao thủy, Sao kim, Trái đất, Sao hỏa, Sao thổ, Sao Thiên vương.
Cho đến bây giờ, những tranh cãi xoay quanh việc Sao Diêm vương có thể xếp vào đội ngũ các hành tinh hay không vẫn chưa chấm dứt. Những người ủng hộ "Pluto" cho rằng hành tinh là một định nghĩa về mặt văn hóa, thay đổi theo thời gian nên nó phải được gọi là một hành tinh.
Theo NGỌC QUANG (Người Đưa Tin)