Tiến trình phát triển vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục được tăng cường (Ảnh: Reuters)
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 9/1, đã có 63.964.754 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 23.414.377 ca bệnh đang điều trị, có 23.305.654 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 108.723 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 266.695 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (68.053 ca) và Brazil (54.247 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong 1 ngày qua với 3.459 ca, sau đó là Anh (1.325 ca) và Đức (1.143 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng rất nhanh, khiến khu vực này có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, với tổng số 25.606.467 ca, trong đó có 545.867 ca tử vong và 15.695.771 ca được điều trị khỏi. Với 22.421.668 ca nhiễm và 377.688 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.493.569 và 644.348 ca nhiễm, cùng 131.031 và 16.707 ca tử vong vì COVID-19.
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 273.172 ca nhiễm và 5.752 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Nga, Pháp và Anh là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.355.794; 2.957.472 và 2.747.135 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 79.833 ca, sau khi có thêm 1.325 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (77.911 ca) và Pháp (67.431 ca).
Với 21.315.253 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 9/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 346.346 ca đã tử vong do COVID-19 và 19.803.019 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.432.525; 2.307.581 và 1.274.514 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 150.835; 22.450 và 56.018 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 94.611 ca nhiễm và 1.675 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 13.803.927 ca và 373.774 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 54.247 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 8.015.920 vào thời điểm hiện tại. Với 1.044 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 364 ca tử vong mới, và Argentina với 151 ca tử vong mới do COVID-19..
Tính đến sáng 9/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.001.721 ca, trong đó có 71.559 ca tử vong và 2.444.863 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.192.570 ca nhiễm và 32.425 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 21.980 ca nhiễm mới và 616 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 450.221 và 154.903 ca nhiễm bệnh cùng 7.685 và 5.108 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 48.920 ca nhiễm (tăng 71 ca) và 1.067 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 25 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.571 ca, trong đó 909 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển vaccine ngừa COVID-19 ngày càng được tăng cường. Tại Nam Phi, các nhà khoa học nước này bắt đầu tiến hành nghiên cứu xem liệu các loại vaccines ngừa COVID-19 đang lưu hành có bị giảm hiệu quả đối với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa tìm thấy hay không. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong vòng hai tuần tới.
Trong khi đó, công ty BioNTech của Đức, ngày 8/1, tuyên bố một nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine của hãng này có tác dụng chống lại đột biến quan trọng trong các biến thể của virus SAR-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện ở Anh và Nam Phi mà các chuyên gia cho rằng dễ lây lan hơn so với các chủng virus Corona thông thường. Theo đó, các thử nghiệm về vaccine ngừa COVID-19 mà BioNTech phối hợp với Pfizer (của Mỹ) sản xuất cho thấy "kháng thể từ những người đã được tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech vô hiệu hóa hiệu quả virus SARS-CoV-2 mang đột biến then chốt mà cũng được tìm thấy ở hai biến thể có khả năng lây nhiễm cao".
Theo KHÁNH LINH (Đảng Cộng Sản Việt Nam)