Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, phủ thờ Nguyễn tộc vẫn giữ được kiến trúc xưa.
Mái phủ thờ vẫn còn giữ một số tượng bằng gốm sứ xưa.
Phủ thờ Nguyễn Tộc còn có tên gọi khác là dinh Ba quan Thượng đẳng. Nơi đây do 2 ông Nguyễn Văn Núi và bà Lê Thị Nhạc xây dựng. Ông Nguyễn Văn Cưu, Phó Trưởng tộc họ Nguyễn cho biết, ngôi phủ phờ lúc đầu xây dựng bằng gỗ lợp lá. Đến năm 1903, ngôi chánh điện được trùng tu lớn và hoàn thành vào năm 1905, tồn tại bền vững đến ngày nay.
Phủ thờ được xây dựng theo kiến trúc cổ, mặt hướng ra sông Tiền. Vào phủ sẽ gặp các công trình chạm, lộng gỗ tinh xảo và các vật dụng trưng bày, như: Khánh, biển, liễn thờ, đồ minh khí, một số đầu tứ linh bằng gốm sứ hãy còn khá nguyên vẹn…
Kiến trúc độc đáo bên trong chính điện phủ thờ.
Bên trong phủ thờ có bảy bàn thờ, gian giữa là bàn thờ chính thờ Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư cùng 2 người em là Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện.
Cũng theo ông Cưu, tại bàn thờ chính phủ thờ, con cháu Nguyễn Tộc làm hầm bí mật làm nơi ẩn tránh và là cơ sở nuôi chứa cán bộ, cách mạng qua hai thời kỳ kháng Pháp và chống Mỹ.
Mái phủ thờ có kiến trúc vô cùng độc đáo.
Sắc phong Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư.
Với những thành tích và cống hiến từ thời mở đất, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam và xây dựng đất nước, Phủ Thờ vinh dự được xếp hạng “ Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định 1473 – QĐUB, ngày 5/7/2001.
ĐỨC TOÀN