Hòa chung không khí cả nước tưng bừng ngày khai trường, tất cả các trường từ bậc học mầm non, mẫu giáo, đến THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên… trên địa bàn tỉnh An Giang rộn ràng đón chào năm học mới 2024 - 2025. Với sự quan tâm của các cấp, ngành lẫn toàn xã hội, ngành giáo dục và đào tạo quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học; vượt qua khó khăn để triển khai đồng bộ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các khối lớp (từ lớp 1 đến 12).
Hòa cùng cả nước chào đón năm học mới, những ngày qua, khắp nơi trong tỉnh An Giang, ngành giáo dục và đào tạo, các đơn vị, địa phương, thầy, cô giáo, phụ huynh... đã tích cực chuẩn bị phòng học, đồ dùng dạy học, chăm lo cho thiếu nhi, học sinh các cấp bước vào năm học mới. Tất cả đã sẵn sàng cho lễ khai giảng và năm học mới 2024 - 2025.
Tết Trung thu đang cận kề, Đoàn Thanh niên xã Bình Long (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã vận động hỗ trợ, tổ chức làm bánh Trung thu tặng người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo trên địa bàn xã.
Trong số thanh niên tiêu biểu khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều người đã quen với Nguyễn Vũ Linh (TX. Tịnh Biên), chàng trai gắn liền các sản phẩm lưu niệm bằng gỗ. Nhiều năm miệt mài theo đuổi đam mê, hiện nay Linh còn tạo ra thêm các tranh vẽ trên lá thốt nốt, đặc biệt từ lá sen.
Càng gần đến ngày 20/8 (ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng), Khu Lưu niệm Người (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) càng rộn ràng, rực rỡ màu sắc, thấm đẫm nghĩa tình tri ân với Người.
Tháng 8, về thăm xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) - quê hương Bác Tôn, thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của xã nông thôn mới. Nét quê hiền hòa bao năm qua vẫn vậy, chỉ có đẹp hơn, tươi tắn hơn, nhất là diện mạo đường quê với sắc hoa đầy sức sống.
Tháng 7 âm lịch, trời mưa già, những con suối ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, ở xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cũng “thức giấc”, mang đến trải nghiệm đặc biệt cho du khách khi chinh phục ngọn núi cao nhất miền Tây...
Nếu điểm danh những điểm check-in “0 đồng” khi về Bảy Núi (tỉnh An Giang) mùa này, thì rừng tầm vông là một trong số nơi đáng được nhắc đến.
Không khó để tìm một quán bán cháo bò để dùng điểm tâm ở thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Ấy vậy mà quán nào cũng đông đúc khách, ghé muộn chút xíu có thể sẽ mất phần… đủ hiểu sức hấp dẫn của món ăn này với người bản địa lẫn thực khách phương xa.
Theo cách gọi ưu ái của du khách thập phương, cánh đồng trâm là nơi có những cung đường nông thôn đẹp như phim và là cung đường đẹp nhất của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang). Bởi vậy, một năm lui tới bao nhiêu lần mọi người vẫn mê mẩn, bởi cảnh sắc yên bình...
Chúng tôi ghé xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) khi trời mờ sáng, để theo chân ông Nguyễn Văn Đủ (60 tuổi, thương binh 1/4) trong một ngày tháng 7 đầy cảm xúc.
Mọi mất mát, hy sinh dần lùi xa theo năm tháng hòa bình, nhưng nỗi tiếc thương Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vẫn còn đau đáu trong lòng người đương thời...
Sáng 25/7, cùng với cả nước bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nơi trong tỉnh An Giang đã treo cờ rủ quốc tang.
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ Dốc Bà Đắc (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh tổ chức Lễ cải táng hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia và trong nước.
Dịp hè, việc dạy bơi cho thanh, thiếu nhi là việc làm cần thiết và ý nghĩa, nhằm tạo sân chơi, phát triển phong trào luyện tập bơi. Qua đó, trang bị kỹ năng an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ. Thông qua chương trình dạy bơi, nhằm nhấn mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cấp, ngành, đoàn thể và xã hội đối với công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em; tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước...
Công trình thủy lợi quan trọng mang tên Kênh T5 được người dân quen gọi là kênh Ông Kiệt, như lời tri ân Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã có công quyết định khởi công hệ thống kênh đào thoát lũ ra biển Tây và làm đê bao sản xuất lúa.
Cây thốt nốt là đặc sản của tỉnh An Giang và là biểu tượng của vùng Bảy Núi, tập trung nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Ngoài giá trị kinh tế đem lại cho người dân nhờ khai thác từ trái, nước, lá…, cây thốt nốt còn tạo vẻ đẹp riêng cho vùng núi hiền hòa thêm mê hoặc.
Ngày thường, khu vực lăng Thoại Ngọc Hầu (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã nhộn nhịp du khách xa gần tới lui chiêm bái. Những ngày gần đây, không khí lễ hội càng rộn ràng hơn, khi địa phương đang đẩy mạnh hoạt động hướng đến kỷ niệm 195 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 – 2024).
Ngược về Bảy Núi (tỉnh An giang) tìm kiếm trái trâm, thời điểm này muốn ăn loại trái cây dân dã phải “bấm bụng” mua giá cao, bởi càng về cuối vụ, trâm càng ít, mà nhu cầu của người ăn thì không giảm.
Cứ nghe ở đâu có cảnh đẹp lạ, "tín đồ" đam mê check-in lại rần rần kéo tới. Cây phượng ở triền dốc đường lên núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cũng đang "hot" với lý do đó.