Mâm cơm Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa của người dân Phú Thọ

17/04/2024 - 08:55

Với tấm lòng thành kính, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, người dân thành phố Việt Trì sẽ chuẩn bị mâm cơm đoàn viên để tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nét đẹp văn hóa này cũng đang đượclan toả ở các địa phương trong cả nước.

Với người dân ở các xã gần Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, việc sửa soạn mâm cỗ tri ân các Vua Hùng đã trở thành nét đẹp truyền thống được duy trì qua nhiều năm. 

Mỗi gia đình có cách chuẩn bị, lựa chọn món và bày biện khác nhau, nhưng điểm chung là món bánh chưng, bánh dày không thể thiếu trong mâm cơm cúng để dâng lên tổ tiên, bởi đây là hai sản vật gắn liền với sự tích về lòng hiếu thảo của Hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

Gia đình ông Triệu Văn Đào, ở xã Hy Cương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) chuẩn bị mâm cơm cúng giản dị nhưng trang nghiêm, đủ đầy các món ăn truyền thống của người Việt, thể hiện lòng thành kính dâng cúng tổ tiên với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ công ơn Vua Hùng.

Chú thích ảnh

Gia đình ông Triệu Văn Đào dậy từ sớm chuẩn bị lễ vật.

Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh

Sửa soạn mâm cỗ tri ân các Vua Hùng đã trở thành nét đẹp truyền thống được duy trì từ nhiều đời. 

Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh

 

   

 

 

Loaded: 11.26%

 

Remaining Time 9:45

Chú thích ảnh

Mâm cơm không thể thiếuv bánh chưng, bánh dày.

Chú thích ảnh

Món bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời, đất. Cơm tẻ cũng do Vua Hùng dạy dân cấy lúa mà ra. Trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm, có dương đầy đủ, hòa hợp.

Chú thích ảnh

 

Chú thích ảnh

Mâm cơm Giỗ Tổ nhằm nhắc nhở con cháu đời sau lòng thành kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Chú thích ảnh

"Việc khuyến khích các gia đình làm mâm cơm tri ân công đức Vua Hùng đã phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương", một lãnh đạo xã Hy Cương cho biết.

Theo TTXVN