Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 28-1-2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu trong một chương trình truyền hình, bà Takaichi cho rằng việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế”, nhưng bảo vệ cuộc sống của người dân vẫn là “ưu tiên hàng đầu”. Theo bà Takaichi, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này “mà không do dự”.
Về phần mình, ông Yuzuru Takeuchi, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của Đảng Công minh – đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền hiện nay, nhấn mạnh cần phải xem xét khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19.
Kể từ đầu năm tới nay, dịch COVID-19 đã tái bùng phát dữ dội ở Nhật Bản, chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ngày 29/1, nước này ghi nhận thêm 84.937 ca nhiễm mới và 39 ca tử vong vì dịch COVID-19. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca nhiễm mới ở nước này ở trên ngưỡng 80.000 ca/ngày. Số bệnh nhân COVID-19 nặng cũng tăng thêm 37 ca lên 734 người. Trong số 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản, có tới 16 địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, trong đó Hokkaido có 3.002 ca, Kanagawa 8.699 ca, Aichi 5.613 ca, Osaka 10.383 ca và Fukuoka 4.949 ca. Với 17.433 ca, tăng 6.206 ca so với một tuần trước đó, Thủ đô Tokyo vẫn là địa phương có số ca nhiễm mới cao nhất. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca nhiễm mới ở thành phố này ở trên ngưỡng 10.000 ca/ngày.
Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan rất nhanh, đặc biệt là trong trường học, Hội Thống đốc Quốc gia (NGA) đã kêu gọi chính quyền trung ương cho phép thống đốc các tỉnh, thành đóng cửa các cơ sở giáo dục nơi dịch COVID-19 đang lây lan. Đây là một trong số các đề xuất mà NGA công bố hôm 28/1. Phát biểu khai mạc cuộc họp trực tuyến, Chủ tịch hội đồng, ông Shinji Hirai, nhấn mạnh cần khống chế đỉnh của làn sóng lây nhiễm này càng nhiều, càng tốt và hạn chế tác động của làn sóng dịch bệnh tới xã hội.
Theo ĐÀO THANH TÙNG (TTXVN)