Nhiếp ảnh Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

15/03/2023 - 08:03

Ngày 15/3/1953, tại Khu Đồi Cọ (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, đặt nền móng cho sự phát triển của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam. Ngày 16/12/2002, Bộ Nội vụ ra Thông báo số 1021/BNV-TCPCP đồng ý lấy ngày 15/3 hàng năm là Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam.

70 năm qua, từ thế hệ các nhà nhiếp ảnh lão thành, các nghệ sĩ - phóng viên chiến trường và thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nền Nhiếp ảnh VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và đón nhận Huân chương Độc lập (1995). Ảnh: Đình Trân/TTXVN

Đại hội Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ IV tập trung thực hiện 2 nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển phong trào rộng khắp, đến các vùng sâu, vùng xa của đất nước; Xây dựng nền nhiếp ảnh chuyên nghiệp, mang tính sáng tạo với nhiều tác phẩm có chất lượng đỉnh cao (1994). Ảnh: Văn Hiền/ TTXVN

Đại hội lần thứ II Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - Đại hội đầu tiên sau khi lực lượng nhiếp ảnh cả 2 miền Nam - Bắc được tập hợp lại, nhằm tổng kết giai đoạn hoạt động trong điều kiện chiến tranh, rất gian khổ nhưng có nhiều thành tựu rực rỡ của nền nhiếp ảnh Việt Nam, đồng thời đặt ra những vấn đề mới trên con đường thống nhất hoạt động nhiếp ảnh của cả nước (1983). Ảnh: Trần Ấm/TTXVN

Cụm 5 tác phẩm “Những khoảnh khắc để lại” của nhà báo Lương Nghĩa Dũng (TTXVN) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V - năm 2017

Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, ghi dấu mốc lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng/ TTXVN

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Rất nhiều tác phẩm ảnh trở thành tư liệu vô giá, là bằng chứng lịch sử…, nhiều tác phẩm đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Rất nhiều tác phẩm ảnh trở thành tư liệu vô giá, là bằng chứng lịch sử…, nhiều tác phẩm đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Rất nhiều tác phẩm ảnh trở thành tư liệu vô giá, là bằng chứng lịch sử…, nhiều tác phẩm đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh (đội mũ vàng) chụp ảnh chung với anh em công nhân khai thác mỏ than Quảng Ninh trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN

Vị thế của Nhiếp ảnh Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được nâng cao, nhiều tác phẩm đoạt giải cao ở trong nước và quốc tế.Trong ảnh: Tác phẩm “Cầu Thủ Thiêm 2 - điểm nhấn mới” của tác giả Lê Quang Thiện đoạt huy chương Vàng cuộc thi Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2022. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Tác giả Lưu Trọng Đạt của TTXVN giới thiệu tác phẩm đoạt giải Vàng hạng mục "Ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp" tại cuộc thi ảnh “Kiên cường Việt Nam” do mạng lưới Quan hệ Công chúng Việt Nam (Vietnam Public Relations Network – VNPR) tổ chức. Ảnh: TTXVN phát

Tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” (Những đứa trẻ nhảy múa với cồng chiêng) của nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan đoạt giải Vàng ở nội dung Con người/Văn hóa tại cuộc thi ảnh quốc tế Tokyo International Foto Awards (TIFA) năm 2020

Vị thế của Nhiếp ảnh Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được nâng cao, nhiều tác phẩm đoạt giải cao ở trong nước và quốc tế. Trong ảnh: Tác phẩm "Drying Fish" (Phơi cá) của nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan đoạt giải Bạc ở nội dung Quảng cáo/Lữ hành/Du lịch tại cuộc thi ảnh quốc tế Tokyo International Foto Awards (TIFA) năm 2020

Nhiếp ảnh Việt Nam làm cho cuộc sống của con người phong phú hơn, có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng Nhân dân, đúng như tinh thần Sắc lệnh 147/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành cách đây 70 năm. Trong ảnh: Hồng treo gió được coi là một trong những loại mứt ngon nhất của vùng đất Đà Lạt - đặc sản địa phương kích cầu du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nhật Anh/TTXVN

Phóng viên ảnh Minh Quyết của TTXVN tác nghiệp đưa tin về công tác phòng chống dịch COVID - 19 trong khu cách ly của Viện Huyết học Truyền máu TW. Ảnh: TTXVN

PV Trịnh Xuân Tư (trái) và Võ Văn Dũng, CQTT Điện Biên tác nghiệp trong trận mưa lũ gây ngập lụt cục bộ tại TP. Điện Biên Phủ năm 2018. Ảnh: TTXVN

Phóng viên ảnh Xuân Trường (TTXVN) dầm mình trong nước để tác nghiệp về tình hình mưa lũ (9/2009). Ảnh: TTXVN

Nhóm phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam trước giờ tác nghiệp tại lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31)

Theo TTXVN

 

Liên kết hữu ích