Những danh nhân sinh năm Hợi

10/02/2019 - 07:00

 - Nguyễn Huy Tự sinh tháng 7 năm Quý Hợi (tháng 8-1743) trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Ông là con trai trưởng của danh sĩ Thám hoa Nguyễn Huy Oánh là con rể của TS. Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Năm 17 tuổi, Nguyễn Huy Tự đỗ thứ 5 kỳ thi Hương tại Trường Nghệ An. Năm 1781, ông được phái làm Khâm sai Giám đằng kiêm ấn quyển ở khoa thi Hội. Năm 1782, ông làm Thanh hình Hiến sát sứ Sơn Tây, rồi Đốc đồng Sơn Tây, Hàn lâm Viện hiệu lý, tước Uẩn Đình hầu. Trong năm này, ở kinh đô Thăng Long có loạn kiêu binh, vương triều và đất nước lâm vào cảnh rối ren, loạn lạc. Nhân có tang mẹ, Nguyễn Huy Tự xin về chịu tang (1784) và không ra làm quan nữa. Về lại Trường Lưu, ông giúp cha (Nguyễn Huy Oánh) chăm lo cho Phúc Giang thư viện. Năm 1790, ông được vua Quang Trung triệu tới Phú Xuân. Ông nhận lời làm Hữu thị lang cho nhà Tây Sơn nhưng sau đó mắc trọng bệnh và mất năm 1790, lúc 47 tuổi. Tác phẩm của Nguyễn Huy Tự có truyện thơ Hoa tiên (còn có tên là Hoa tiên ký) bằng chữ Nôm, được viết vào khoảng giữa thế kỷ 18.

Những danh nhân sinh năm Hợi

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lý Nhật Tôn (Thánh Tông) sinh ngày 25-2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ mười bốn (tức 19-3-1023), con trưởng của Lý Thái Tông (1028 - 1054), là vua thứ 3 triều Lý. Là một ông vua anh minh và nhân từ, ông đã có những chủ trương sáng suốt như: khoan giảm hình luật, coi trọng nghề nông, mở mang việc học, chú ý củng cố và tăng cường phòng thủ đất nước, góp phần làm cho xã hội phong kiến triều Lý tiến nhanh đến giai đoạn cực thịnh. Ông là người đầu tiên cho xây dựng Văn miếu và mở khoa thi Bác học. Ông mất năm 1072, thọ 50 tuổi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) sinh năm Tân Hợi, không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền chính xác. Trong lịch sử khoa cử, Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên đặc biệt. Ông không nổi tiếng vì thành danh khi còn ít tuổi. Trên thực tế, Nguyễn Bỉnh Khiêm tham dự khoa thi đầu tiên khi tuổi đã ngoài 40. Nguyễn Bỉnh Khiêm được triều đình đương thời trọng dụng bởi tầm nhìn chính trị rộng. Sử sách cũng như người đời thừa nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, nhà tiên tri số một Việt Nam.

Phạm Đôn Lễ (1457 - 1531) quê gốc ở Tứ Kỳ Hải Dương, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Ông đỗ đầu 3 kỳ: thi Hương, thi Hội và thi Đình nên gọi là Tam nguyên. Tại trường thi Đình, ông đỗ chính danh Trạng nguyên khoa Tân Sửu (1481), niên hiệu Hồng Đức 12, đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến các chức Tả thị lang, rồi Thượng Thư đời vua Lê Thánh Tông. Sau đó, được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Khi về nước, ông đã đem các kỹ thuật dệt chiếu tiên tiến mà ông học được ở Quế Lâm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) truyền bá cho dân làng Hải Triều và dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam hạ.

Những danh nhân sinh năm Hợi

Lý Thánh Tông

Chính nhờ cải cách này, nghề dệt chiếu thủ công ở vùng ven biển miền Bắc trở nên phát triển, làng Hải Triều thành làng dệt chiếu nổi tiếng.

K.N (Sưu tầm)