Đó là kết quả của công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Y khoa Nam Carolina (MUSC, Mỹ) và các đơn vị phối hợp như Đại học Nam Carolina (UofSC), Đại học Charleston, Đại học Gadjah Mada (Indonesia) và Đại học Malaya (Malaysia).
Họ đã chọn ung thư cổ tử cung làm dạng bệnh được nghiên cứu đầu tiên. Hợp chất từ bọt biển đã tác động lên tới 4 dòng tế bào ung thư cổ tử cung khác nhau, ngăn chặn sự phát triển thêm và làm cho một số chết đi.
Chân dung sinh vật mang "thần dược" chống ung thư - ảnh: SAMUEL CHOW
Các mô hình máy tính cho thấy manzamine A đã tác động giống như các chất ức chế protein từng được nghiên cứu và sử dụng cho bệnh nhân ung thư nhưng mạnh gấp 10 lần so với những thứ được biết trước đây.
Theo phó giáo sư Mark T. Hamann từ UofSC, tác dụng chống ung thư của manzamine A có thể có giá trị trên nhiều bệnh ung thư khác nữa như khối u ác tính trong tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Manzamine A cũng không phải là thứ quá xa lạ, không khó để chiết xuất. Nó từng được nghiên cứu để làm thuốc chống lại ký sinh trùng sốt rét.
Sau thành công ban đầu trong phòng thí nghiệm và trên loài gặm nhấm, họ đang nỗ lực tiến đến các thử nghiệm lâm sàng và hy vọng có thể sớm ứng dụng phương thuốc.
Loại bọt biển thần kỳ mang manzamine A có thể tìm thấy khá dễ dàng ở nhiều vùng biển khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Natural Products.
Theo A. THƯ (Người lao động)