Quân đội Mỹ đã biết trước việc bị Iran tập kích

12/01/2020 - 14:52

Quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Al-Asad ở Iraq đã biết trước việc Iran sắp tập kích và đã trú ẩn tại boongke hai tiếng rưỡi trước đợt tên lửa đầu tiên.

Hầu hết các binh sĩ đã rời khỏi căn cứ hoặc trú ẩn trong các boongke vào lúc 23h ngày 7-1, ngay trước khi bốn quả tên lửa đầu tiên bắt đầu dội tới căn cứ vào lúc 1h30 sáng 8-1, các sĩ quan Mỹ cho biết trong cuộc gặp với phóng viên CNN hôm 11-1. 

Cuộc tấn công kéo dài khoảng hai giờ, chỉ nhắm vào các khu vực Mỹ, vốn chiếm khoảng một phần tư căn cứ này. Các cảnh sát nói đây là một "phép màu" khi không có thương vong tại địa điểm xảy ra vụ tập kích. Tên lửa dội xuống khu vực chỉ cách các boongke vài mét, khi một số nhân viên quan trọng vẫn còn ở bên ngoài.

Trung tá Staci Colemsan nói rằng "phép màu" đã xảy ra khi không có thương vong sau cuộc tập kích ngày 8-1. 

Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ tại căn cứ nói chi tiết về những khoảnh khắc trước cuộc tấn công, đồng thời tiết lộ rằng đã biết việc sẽ có một cuộc tấn công vào căn cứ của họ, chỉ là không biết bản chất của cuộc tấn công sẽ như thế nào.

Cuộc tấn công của Iran vào căn cứ không quân Al-Asad là một trong hai cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq hôm 8-1, nhằm trả đũa việc Washington ngày 3-1 đã tiến hành không kích sân bay tại Baghdad khiến tướng Iran Qasem Soleimani thiệt mạng.

Thủ tướng Iraq Adil Abdul Mahdi trước đó cho biết Iran đã gửi cho Iraq một tin nhắn thoại chính thức rằng một cuộc tấn công "đã bắt đầu hoặc sẽ bắt đầu ngay" nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng không nói rõ địa điểm.

Một nguồn tin ngoại giao Ả Rập Saudi cũng nói với CNN rằng Iraq đã đưa ra cảnh báo trước cho Mỹ về "căn cứ nào sẽ bị tấn công" sau khi các quan chức Iran thông tin. Vụ tấn công thứ hai xảy ra tại Al-Asad xảy ra cách sau vụ tấn công đầu tiên khoảng 15 phút. Hai loạt tên lửa tiếp theo được phóng sau đó hai giờ tại một căn cứ khác của Mỹ ở thành phố Irbil. 

Khi trời sáng, các sĩ quan Mỹ mới rời boongke để đánh giá toàn bộ thiệt hại do các cuộc tập kích gây ra.

Căn cứ không quân Al-Asad, nơi đồn trú của quân đội Mỹ, là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất và lâu đời nhất ở Iraq. Nó nằm ở tỉnh Anbar, một điểm nóng hoạt động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền tây Iraq giữa năm 2014 và 2017.

Tháng 12-2019, Tổng thống Donald Trump đã đến thăm quân đội nước này tại Al-Asad. "Chúng tôi đến và cảm thấy rất an toàn khi vào. Đó là một hành trình khá khó khăn theo một số cách nhất định, nhưng chúng tôi cảm thấy rất tốt và rất an toàn", ông Trump nói. Phó Tổng thống Mike Pence cũng đã đến thăm căn cứ một năm sau đó để chào mừng Lễ Tạ ơn với khoảng 150 quân nhân. 

Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq đã có nhiều thay đổi kể từ sau cuộc xâm lược năm 2003. Vào đợt cao điểm, Mỹ có 170.000 quân tại Iraq. Năm 2011, ông Barack Obama, tổng thống Mỹ lúc đó đã ra lệnh rút quân khỏi đất nước này.

Sau đó, khoảng 5.000 binh sĩ đã được triển khai tới Iraq vào năm 2014 theo yêu cầu của chính phủ Iraq nhằm hỗ trợ chống IS. 

Theo CAO TRUNG (Công an nhân dân)