Tảng băng trôi từ Nam Cực nặng nghìn tỷ tấn đã vỡ khi vào Đại Tây Dương

26/04/2020 - 09:45

Tảng băng A68 lớn nhất thế giới, có kích thước gấp khoảng bốn lần kích thước của London thoát ra từ Nam Cực trên đường tiến vào Đại Tây Dương đã bị phân tách.

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới, A68 tách ra khỏi Nam Cực vào năm 2017 nặng tới 1.000 tỷ tấn và có diện tích bề mặt khoảng 6.000 km2.

Tảng băng trôi từ Nam Cực nặng nghìn tỷ tấn đã vỡ khi vào Đại Tây Dương

Hình ảnh tảng băng trôi A68 khi tách khỏi Nam Cực năm 2017

Nó hầu như không di chuyển trong thời gian đầu đứt tách nhưng vào đầu năm 2020 các nhà khoa học phát hiện khối băng di chuyển đều đặn về phía bắc, hướng về phía bán đảo Nam Cực và Đại Tây Dương.

Mới đây, hình ảnh radar thu thập từ vệ tinh Sentinel-1 của Liên minh châu Âu cho thấy tảng băng trôi A68 đã bị chia tách. Khoảng bề mặt diện tích hơn 173 nghìn km2 đã thoát ra từ khối băng lớn.

Trước đó, các chuyên gia dự đoán, với kích thước khổng lồ, khi tiến vào vùng biển khắc nghiệt hơn, tảng băng trôi khó giữ được hình dạng nguyên vẹn.

Giáo sư Adrian Luckman của Đại học Swansea, theo dõi quá trình phát triển di chuyển A-68 cho biết vết gãy mới có thể là bước khởi đầu đánh dấu sự kết thúc của khối băng khổng lồ này.

Tảng băng trôi từ Nam Cực nặng nghìn tỷ tấn đã vỡ khi vào Đại Tây Dương

Hình ảnh tảng băng trôi A68 bị phân tách do radar thu thập từ vệ tinh Sentinel-1 của Liên minh châu Âu ghi lại

Giáo sư Adrian Luckman nói: "Tôi đã từng vô cùng ngạc nhiên khi một tảng băng kích thước lớn, nhưng khá mỏng lại có thể tồn tại lâu trên biển như vậy. Tôi nghi ngờ những mảnh vỡ tiếp theo sẽ sớm xuất hiện trong nhiều năm sau".

Các nhà khoa học chưa đưa ra dự đoán tiếp theo liệu A-68 có thể duy trì kích thước lớn hiện tại trong bao lâu. Nhưng ngay cả khi nó vỡ ra nhiều mảnh, những khối băng riêng lẻ có thể tồn tại trong thập kỷ tới.

Theo HOÀNG DUNG (Infonet)