Kết quả tìm kiếm cho "Ban Pháp chế HĐND"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1492
Từ đầu năm đến nay, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) An Giang triển khai tốt kế hoạch, nhiệm vụ theo chương trình công tác đề ra. Đồng thời, thực hiện kịp thời nhiều nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ TN&MT, phát huy hiệu quả các nguồn lực của TN&MT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thường trực HĐND tỉnh An Giang vừa quyết định triệu tập kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, vào sáng 13/11, tại Hội trường HĐND tỉnh.
Sáng 8/11, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Quy chế 23-QC/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phối hợp giữa Đảng ủy Công an tỉnh với các huyện, thị, thành ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc bộ công an huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố cùng tham dự.
“Đảng mạnh là do chi bộ mạnh, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Xây dựng chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh là đòi hỏi khách quan, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa là vấn đề chiến lược của công tác xây dựng Đảng. Quán triệt sâu sắc quan điểm trên, Ban Thường vụ Thành ủy Châu Đốc tổ chức thành công Hội thi cấp ủy cơ sở năm 2024.
Chiều 5/11, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện An Phú tổ chức Hội nghị đóng góp dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Bí thư Huyện ủy An Phú Quách Tố Giang, kiêm Trưởng tiểu ban Văn kiện chủ trì hội nghị.
Chiều 4/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp thành viên UBND tỉnh đột xuất tháng 11/2024, để thông qua về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và thông qua Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Tháng 10/2024, kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh có những chuyển biến tích cực, ghi nhận mức tăng trưởng ổn định với sự phục hồi rõ rệt. Bên cạnh đó, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường đạt kết quả đáng kể.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn triển khai.
Với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, 10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực, góp phần hướng đến việc hoàn thành, đạt và vượt các mục tiêu KTXH của năm 2024.
Theo Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, giai đoạn 2021 - 2030, phát triển NOXH 441.000m2 sàn, tương ứng 6.300 căn. Nhu cầu về NOXH rất lớn, tuy nhiên, số lượng hoàn thành chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng chính sách. Tỉnh chưa ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư, chưa đủ sức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư triển khai dự án NOXH trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, ngăn chặn “tín dụng đen” trên địa bàn.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đến nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền của địa phương. Trong đó, chỉ 2 tỉnh An Giang và Hải Dương đã ban hành đầy đủ 20/20 nội dung được giao quy định chi tiết trong luật. Để đạt kết quả này, An Giang đã tập trung chỉ đạo, ban hành đầy đủ các nội dung quy định chi tiết thi hành của Luật Đất đai.