Kết quả tìm kiếm cho "Dự án Nạo vét chỉnh trị dòng chảy"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 305
Suốt 200 năm đầy thăng trầm cùng thời cuộc, kênh Vĩnh Tế vẫn miệt mài đưa dòng nước ngọt từ sông Châu Đốc băng qua vùng biên viễn để hòa vào lòng biển Tây Nam. Thế hệ hôm nay mãi nhớ ơn những bậc tiền nhân đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để kênh Vĩnh Tế thông dòng trấn thủ biên cương, chấn hưng bờ cõi.
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Tứ giác Long Xuyên (TGLX) với vị trí là một khu vực địa - kinh tế quan trọng ở miền Tây Nam Bộ. TGLX hiện nay có diện tích tự nhiên 498.14ha, thuộc 3 địa phương: An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Quá trình hình thành khu vực này đã lưu dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân.
Nếu kết hợp khai thác hợp lý nguồn cát biển và cát sông cho các công trình trọng điểm của ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh thì nguồn cung vật liệu cát có thể đáp ứng được yêu cầu. Hai vấn đề cần đặt ra là giải quyết nhanh về thủ tục khai thác các mỏ cát trên sông Tiền, sông Hậu và đánh giá khách quan, khoa học về tác động của cát biển khi làm đường cao tốc.
Tháng qua, vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên) xuất hiện nhiều cơn mưa nặng hạt tưới mát các khu rừng, đồi núi. Sau mưa thì nắng nóng gay gắt trở lại, công tác giữ rừng của lực lượng kiểm lâm tiếp tục vất vả.
Rau ngót là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong các loại rau ăn lá.
Hai cô con gái của ông bà đã yên bề gia thất cả rồi. Cô chị có con trai ba tuổi. Cô em có con gái đang tập nói. Đầu năm mới, hai cô cùng cho con về chúc tết ông bà. Bà nằm giữa giường, hai cháu ngồi hai bên.
Các bệnh truyền nhiễm không chỉ gây tốn kém chi phí điều trị mà có thể để lại nhiều di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ.
Diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng kỷ lục càng cho thấy tầm quan trọng của những cánh rừng - “lá phổi xanh” cho sự sống. Bên cạnh nỗ lực của chính quyền, các lực lượng, người dân trong công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), cần có quy hoạch đồng bộ và cơ chế, chính sách tốt hơn cho công tác này.
Những giọt mồ hôi – có thể hiểu hay cảm nhận là những hạt ngọc nhỏ trải dài trên lưng trần của thời gian. Chúng là dấu hiệu của sức lao động, của nỗ lực và của sự hy sinh. Ở bất cứ ngành nghề nào, mồ hôi là biểu tượng của sự kiên trì, là dấu vết của sự cố gắng không ngừng nghỉ, như là lời thề non hẹn biển của người lao động. Thật thiếu sót khi trong ngày Quốc tế Lao động chúng ta lại không nói đến câu chuyện về những giọt mồ hôi. Đặc biệt là những giọt mồ hôi của đấng sinh thành.
Vựa lúa ĐBSCL - vùng đất đai phù sa màu mỡ ở phía Nam Tổ quốc đã và đang đối mặt với biến đổi khí hậu nghiêm trọng, năm sau nặng nề hơn năm trước. Mỗi mùa vụ trôi qua, lại thêm nhiều tiếng thở dài xót xa vì hạn hán, xâm nhập mặn, diễn biến thời tiết cực đoan, khó lường. Sứ mệnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn đó, nông dân vùng ĐBSCL chẳng còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục hành trình, nhưng phải bằng tâm thế và tư duy mới.
Hồi nhỏ tôi hay thắc mắc, tại sao mỗi dịp cúng kiếng người ta đều rải gạo, muối mà không phải là thứ khác. Trong mâm cúng hễ thiếu gạo, muối là không thành lễ. Gạo là hạt ngọc trời, mấy ngàn năm nay dân ta đều dùng nó. Riêng muối thì phải lấy nước từ vùng biển có độ mặn cao rồi phơi trầy trật mới cho ra thành phẩm.