Kết quả tìm kiếm cho "Hội thảo khoa học quốc gia"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 5391
Số lượng sinh viên quốc tế tại các trường đại học Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong năm học 2023-2024, tăng 6,6% so với năm trước, lên hơn 1,1 triệu sinh viên.
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh An Giang có hơn 90% là DN nhỏ và siêu nhỏ, nhưng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, DN nhỏ và vừa còn tạo ra việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Các danh hiệu là sự ghi nhận, tôn vinh, thể hiện bề dày đóng góp của các thầy, các cô, đồng thời cũng là những kỳ vọng, trông đợi thầy cô tiếp tục tỏa sáng, góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
Việt Nam luôn đóng góp tích cực và hiệu quả thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) là minh chứng cho thấy vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng lớn.
Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyến công tác tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần đưa quan hệ song phương Việt Nam-Brazil lên tầm cao mới, đưa quan hệ phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, bền vững.
Ngày 15/11, Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay”. Hội thảo do GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS Phan Công Khanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV chủ trì.
Đó là chủ đề hội thảo khoa học quốc tế vừa được Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 15/11. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Trường Đại học An Giang (1999 - 2024). Có 200 đại biểu đến từ các viện, trường đại học trong nước và quốc tế (Thái Lan, Indonesia, Úc, Pháp…); các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên trong nước và quốc tế… tham dự.
Gắn với chuỗi hoạt động kỷ niệm 195 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2024) và kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024), ngày 14/11, UBND tỉnh long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”, Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) cùng chuỗi hoạt động kỷ niệm. Qua đó, ghi nhớ công ơn to lớn của các vị tiền nhân khai hoang, mở cõi; tôn vinh kênh Vĩnh Tế - một công trình lớn mang tính lịch sử, thể hiện trí tuệ, sức lao động sáng tạo của cha ông trước đây.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Xác định Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, Huyện ủy Châu Thành tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa việc tổ chức đại hội đến chi, đảng bộ trực thuộc, đảm bảo hoạt động diễn ra đúng tiến độ, đúng quy định…