Kết quả tìm kiếm cho "Nhà nước pháp quyền"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 17405
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thể hiện nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân.
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành. Không chỉ là một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự thay đổi sâu rộng này còn là cuộc cách mạng tư duy trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu bước vào kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Từ lâu, hoa sen đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao trong văn hóa của người Việt Nam; còn "Truyện Kiều" là tác phẩm tiêu biểu và có vị trí vô cùng đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Sự kết hợp của hoa sen và "Truyện Kiều" trong Trưng bày chuyên đề “Không gian văn hóa sen và Kiều” vừa diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) là dịp để công chúng cùng nhìn lại, cảm nhận và thêm trân quý giá trị của hoa sen, "Truyện Kiều" và di sản văn hóa Việt Nam.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức và nội tại nền kinh tế Việt Nam cũng cần những cú hích mạnh mẽ, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội đã và đang dành sự chú ý đặc biệt tới Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Từ ngày 1/7, Việt Nam đồng loạt chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Tài chính phấn đấu bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt.
Sáng 30/6, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang và An Giang long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của tỉnh An Giang mới. Báo An Giang điện tử xin giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại buổi lễ.
Bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025. Chính phủ đã có nhiều giải pháp cụ thể để hoạt động, vận hành thông suốt, không để khoảng trống trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.