Kết quả tìm kiếm cho "Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6597
Mang bản sắc riêng độc đáo, hệ thống nhà vườn là tài sản của văn hóa xứ Huế. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai, kiến trúc nghệ thuật của các nhà vườn cổ hiện xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”.
Với nhiều cố gắng, đến cuối năm 2020, An Giang cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch cấp nước sạch nông thôn (ước đạt 92,73%). Nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, mà còn đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.
Với cách làm đa dạng, sáng tạo, mô hình “An toàn thực phẩm” đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang triển khai thực hiện điểm ở huyện Châu Thành, Phú Tân và TP. Long Xuyên. Sau 2 năm thực hiện, hiệu quả mang lại rất thiết thực, nhất là nhận thức của hội viên, người dân về vấn đề an toàn thực phẩm được nâng cao, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
“Họp mặt lãnh đạo huyện gặp gỡ nông dân tiêu biểu” là chương trình cuối năm do Hội Nông dân huyện Phú Tân (An Giang) tổ chức, để nhà nông được trao đổi, trình bày những khó khăn, kiến nghị với các ngành chuyên môn, chính quyền cấp huyện. Dịp này, lãnh đạo huyện lắng nghe, giải thích, đưa ra các giải pháp tháo gỡ, định hướng cho nông dân, tạo sự đồng thuận để cùng phấn đấu những mục tiêu năm mới cao hơn.
Chỉ trong năm 2020, UBND tỉnh An Giang đã trao chứng nhận cho 37 sản phẩm được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm tỉnh An Giang) đạt 3 sao, 4 sao, vượt xa so chỉ tiêu kế hoạch (công nhận 10 sản phẩm OCOP). Không tự mãn với kết quả này, An Giang quyết tâm nâng chất các sản phẩm OCOP nhằm khai thác tốt lợi thế cạnh tranh.
Tháng 12-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập 3 thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó có thị trấn Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú).
An Giang hiện có 87 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia, 57 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, bằng nguồn vốn quốc gia và tỉnh, nhiều di tích có giá trị của tỉnh đã được đầu tư, chống xuống cấp kịp thời, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cây cảnh, bon-sai ngày càng được thị trường ưa chuộng, thu hút nhiều người tham gia sưu tầm và sản xuất - kinh doanh. Là thanh niên trẻ vốn có niềm yêu thích đặc biệt với cây cảnh, bon-sai, anh Nguyễn Thanh Lâm (sinh năm 1990, ngụ xã Thoại Giang, Thoại Sơn) đang tất bật chuẩn bị cho vườn cây cảnh, bon-sai của mình “chào” xuân.
Những ngày đầu năm mới, người dân và du khách đến chợ phiên Tân Thành (Hội An, Quảng Nam) đều cảm nhận được không khí vui tươi, náo nhiệt - điều hiếm hoi và đáng quý sau một năm thành phố du lịch này chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 và thiên tai liên tiếp.
Chỉ trong vòng một tháng cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số.
Giống như nhiều ngành nghề đang nhộn nhịp vào vụ Tết, nghề đóng xuồng, ghe, tàu mi-ni của anh Phạm Văn Mỏng (sinh năm 1970, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) đang vào mùa làm ăn sung túc nhất trong năm. Những sản phẩm xuồng, ghe mi-ni lấy cảm hứng từ đời thực qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã được nâng tầm thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, khiến bao người trầm trồ, khen ngợi.
Cây lúa được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hà Nam. Giai đoạn 2015 - 2020, năng suất lúa bình quân ở Hà Nam luôn đạt mức cao của khu vực, trong đó riêng năm 2020 đạt hơn 62,2 tạ/ha/năm; tổng sản lượng đạt gần 380 nghìn tấn. Vụ xuân năm 2021, tỉnh Hà Nam có kế hoạch gieo cấy hơn 30.000 ha lúa với tỷ lệ lúa lai chiếm 35% diện tích, còn lại là nhóm lúa thuần chất lượng cao.