Kết quả tìm kiếm cho "c�� 57 c�� nh��n"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 145
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết ổn định, không có nhiều biến động. Song giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên trước những lo ngại về nguồn cung do ảnh hưởng của lũ lụt ở phía Bắc.
Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách Nhà nước... là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế, có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm nay, tình hình trật tự an toàn giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh được đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài.
Tháng 9/2024 nhiều chính sách nổi bật liên quan đến kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực…
Huyện An Phú (tỉnh An Giang) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh gắn với kinh tế hợp tác nhằm nâng cao đời sống người dân.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và 3 năm thực hiện Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư, hoạt động tín dụng chính sách ở An Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ thị được triển khai một cách sâu rộng, tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội.
Ban Chỉ đạo 389 TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) xác định công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự đấu tranh lâu dài, quyết tâm cao. Thực hiện công tác này không chỉ có hệ thống chính trị, mà còn phải có sự vào cuộc của mỗi người dân.
Qua công tác thanh, kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng tốt hơn. Dù hoạt động kinh doanh có những lúc khó khăn nhưng các cơ sở không vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
Năm 2023 và quý I/2024, nguồn vốn tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) giải ngân cho hàng ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất, cải thiện, ổn định đời sống kinh tế. Hàng trăm lao động được tạo việc làm; giải quyết cho học sinh, sinh viên (HSSV) hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập… Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm 2023 còn 1,44%, hộ cận nghèo còn 2,26%, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, MTTQ huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở. Qua đó, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tổng cục Thống kê cho biết: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 4/2024 ước đạt 522,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,9%; may mặc tăng 12,7%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 19,1%; du lịch lữ hành tăng 57,6%.