Kết quả tìm kiếm cho "cho 54 nước nghèo"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 316
Thực tiễn đã khẳng định, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại đoàn kết là nguồn sức mạnh, nhân tố ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để phát tán thông tin có nội dung quan điểm sai trái, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo nên sự mơ hồ, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng; tác động tiêu cực đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở 77 khóm, ấp trên địa bàn huyện Tri Tôn diễn ra từ ngày 6/11 – 18/11/2024, trong không khí rộn ràng, ấm áp nghĩa tình. Đây cũng là dịp tăng cường khối đoàn kết, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao” trên địa bàn huyện Châu Thành được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, với nhiều cách làm sáng tạo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Từ đầu năm đến nay, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) trên địa bàn tỉnh tiếp tục đổi mới theo hướng trọng tâm, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Qua đó, góp phần tạo đồng thuận trong xã hội, khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái” trong Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…
Những năm qua, An Giang tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Qua thực hiện phong trào đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
Đến hết tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 54,45% (so cùng kỳ năm 2023 thấp hơn 2,6%), nhưng về giá trị cao hơn 737 tỷ đồng. Để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các chủ đầu tư là các sở, ban, ngành, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, quyết liệt trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả theo đúng định hướng, chỉ thị của Trung ương và địa phương.
“Trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), chức sắc, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer luôn đồng hành cùng công an, vận động phật tử, đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tuân thủ pháp luật, giữ gìn an ninh tại phum, sóc, bài trừ tệ nạn xã hội. Những đóng góp này không chỉ góp phần giữ vững sự bình yên của tỉnh, mà còn làm đẹp thêm hình ảnh về cộng đồng đoàn kết, yêu nước, tiến bộ” - đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh, nhận định.
Thời gian qua, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tích cực đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, với nhiều hình thức thi đua phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chiều 12/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của năm 2024 và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng còn lại của năm 2024. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì hội nghị.
Năm 2024 đã qua 3/4 chặng đường. Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cách làm linh hoạt của chính quyền các cấp, thành quả An Giang nhận được là sự chuyển biến tích cực trên hầu hết lĩnh vực.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm nhằm góp phần giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Tuy nhiên, hiện một số huyện đang gặp khó khăn trong việc triển khai dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Thời gian qua, UBMTTQVN tỉnh An Giang tiếp tục có nhiều đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư. Qua đó, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức chăm lo đời sống Nhân dân…