Kết quả tìm kiếm cho "kênh Tà Mốc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 327
Sáng 1/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang dự và chỉ đạo Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tháng 10/2024. Cùng tham dự có lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97km, rộng 25m, sâu 3m.
Từ đầu năm đến nay, TP. Châu Đốc đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện và lễ hội huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân.
Về xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên) hỏi thăm ông Lê Thanh Long hầu như ai cũng biết. Với người dân Tân Lợi, ông Long là điển hình cho ý chí vươn lên làm giàu từ vùng đất khó, tích cực khi tham gia hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
Mùa trăng đã qua, nhưng không khó để bắt gặp những quầy bánh Trung thu treo bảng “bánh giảm giá” được bày bán với giá “sập sàn” trên một số tuyến đường trong nội ô TP. Long Xuyên.
Cách đây 200 năm, kênh Vĩnh Tế đã được khơi đào bằng sức lao động của hàng chục ngàn dân phu và binh lính, trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt nơi biên thùy Tây Nam đất nước. Từng đoạn kênh hoàn thành ghi dấu biết bao sự hy sinh, mất mát của tiền nhân, nhằm để lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ con cháu ngày nay.
Tháng 7 (âm lịch) cũng là lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về tràn vào đồng ruộng, báo hiệu mùa nước nổi đã về. Nhiều nghề mưu sinh đặc trưng dựa vào con nước cũng theo đó khởi động nhộn nhịp.
Suốt 200 năm qua, kinh Vĩnh Tế “cần mẫn” chuyên chở phù sa, mang nước ngọt về tưới tắm cho đồng bằng châu thổ. Những khách thương hồ đang ngược xuôi trên dòng kênh huyền thoại ấy chắc hẳn không quên công ơn các bậc tiền nhân đã biến vùng biên viễn Tây Nam Tổ quốc thành mảnh đất trù phú, thanh bình và thịnh vượng.
Lắm lần xuôi ngược, tôi bắt gặp hình ảnh bến nước ven sông nằm lặng lẽ bên cuộc sống con người. Sinh ra từ nếp sống dân quê, những bến nước ấy vẫn là nơi nuôi dưỡng thói quen của người miền Tây, giữ gìn chút kỷ niệm của những ai sinh ra, lớn lên bên cạnh dòng sông hai buổi lớn, ròng.