Kết quả tìm kiếm cho "là vaccine tiêm sớm nhất"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1424
Những bệnh lý phổ biến nhất mà trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mắc phải trong đợt này là viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hen suyễn.
Gia đình tự ý cho con uống 11 loại thuốc để chữa ho khiến trẻ bị phản vệ. Trẻ được chẩn đoán phản vệ độ 2 nghi do dị ứng thuốc, trong đó có một số loại thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.
Quá trình làm mẹ an toàn là một nội dung cốt lõi trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho cả mẹ, trẻ sơ sinh, từ đó giảm tỷ lệ tai biến sản khoa cũng như tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận một nữ công nhân 52 tuổi (ngụ huyện Bình Chánh) tử vong do mắc não mô cầu thể tối cấp. Theo các chuyên gia y tế, đây là bệnh lây qua đường hô hấp và có khả năng gây thành dịch. Bệnh tử vong nhanh và nếu lành bệnh thì vẫn để lại nhiều di chứng.
Ngày 24/9, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, tiến độ tiêm vaccine sởi tại Thành phố tăng gấp 2,4 lần so với tuần trước đó, nhờ vậy, dịch sởi tại Thành phố cũng đang có dấu hiệu chững lại.
Hàng năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) khá nhiều. Do đó, huyện chủ động trong công tác khử khuẩn, phun hóa chất ở những khu vực nguy cơ cao, nhất là ở các trường học. Nhân viên y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo khu vực hành lang, kho chứa bàn ghế cũ, bụi cây, cống rãnh trong khuôn viên trường… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác. Để chủ động phòng, chống dịch SXH trong mùa mưa và đầu năm học mới, trạm y tế cấp xã còn ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trong cộng đồng. Lực lượng được chia thành nhiều tổ, đến từng hộ gia đình vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước (chai, lọ, lốp xe, xuồng, ghe…), giám sát vật dụng chứa nước, kiểm tra mật độ lăng quăng và vận động người dân thả cá vào nơi chứa nước lớn… nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, phát triển.
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.
Trước tình hình dịch sởi gia tăng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương theo dõi chặt, xử lý, giám sát các ca bệnh, ổ dịch.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh cần huy động thêm nguồn lực và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch.
Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa thường rơi vào mùa Xuân và mùa Đông, vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vaccine cúm là từ 2 tuần đến 1 tháng trước mùa cao điểm.
Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas của Mỹ, khuyến nghị biện pháp tốt nhất có thể làm hiện nay để bảo vệ bản thân khi số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại là tiêm vaccine ngay khi có thể.
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm có số người tử vong đáng báo động tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều suy nghĩ chủ quan của người dân trong phòng ngừa căn bệnh này. Trong đó, đa số trường hợp tử vong đều không tiêm ngừa vaccine dại, mà tự điều trị bằng các phương pháp dân gian, như: Uống thuốc nam, lấy nọc… Ngoài ra, số lượng chó tại Việt Nam tương đối nhiều, hầu hết được thả rông, không rọ mõm và chưa được tiêm ngừa vaccine dại. Đây là nguồn lây virus dại cho người.