Kết quả tìm kiếm cho "lằn ranh đỏ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1931
Cùng với những quán cà-phê mang phong cách hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, đâu đó tại TP. Long Xuyên vẫn còn số ít quán giữ cách pha chế cà-phê bằng vợt, gợi ký ức về những ngày xưa cũ.
Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như “linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.
So với các thế hệ trước, giới trẻ định hình những quan điểm mới về kết hôn, nhiều trong số họ dành thời gian để ổn định cuộc sống, đầu tư nhiều hơn vào bản thân.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.
Do khó khăn về nguồn cát cung ứng, nên ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án xây dựng và một số công trình trọng điểm của tỉnh. An Giang tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên, khoáng sản; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản ở các mỏ cát theo nội dung cấp bản xác nhận. Đồng thời, đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn cát cho các công trình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Phú Tân về chỉnh trang đô thị và nông thôn, thời gian qua, các xã, thị trấn luôn quan tâm duy trì hoạt động, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Những năm gần đây, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục - thể thao (TDTT) ở huyện Phú Tân tiếp tục được nhiều cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng. Bên cạnh đầu tư các sân, bãi tập luyện, một số nơi còn xã hội hóa các giải đấu, gắn với hoạt động xã hội - từ thiện, thu hút nhiều người tham gia.
Tình hình tội phạm trên tuyến biên giới Việt-Lào diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn rất tinh vi và manh động; tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy còn xuất hiện ở một số khu vực giáp ranh hai nước; công tác quản lý tiền chất còn nhiều sơ hở, hạn chế. Đây là những dấu hiệu rất đáng lo ngại, đòi hỏi Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống ma túy và tội phạm trong thời gian tới.
Nguyễn Phan Huy Hoàng (sinh năm 1998, ngụ xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân), một chàng trai 9X có niềm đam mê mãnh liệt nghệ thuật lân - sư - rồng. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, Hoàng đã tự thân vận động, phát triển và tiếp lửa truyền thống nghề lân - sư - rồng tại địa phương. Những đầu lân, rồng do anh làm ra đã vươn mình khắp nơi trong và ngoài tỉnh, tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhiều khách hàng.
Có những người lính hoàn thành trọng trách với quân đội, với Tổ quốc, trở về cuộc sống đời thường. Nhưng sâu thẳm trong tim họ, vẫn là ngọn lửa nhiệt huyết của “Bộ đội Cụ Hồ” thuở nào, sẵn sàng “ra trận” cống hiến. Đó là dấu ấn đậm nét của cựu chiến binh (CCB) huyện An Phú trong giai đoạn thi đua 2019 - 2024.
Anh Vũ Sơn là một trong Bảy Núi nổi tiếng ở vùng đất biên giới An Giang. Người dân địa phương thích gọi dân dã là “núi Két” hoặc “núi ông Két”. Bởi, nhìn từ xa, bóng dáng một “chú chim” hiện ra rành rạnh, nổi bật giữa bầu trời xanh ngắt.
Tình trạng rác thải nhựa và sản phẩm nhựa sử dụng một lần đang gây “áp lực” lớn lên môi trường. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong hội viên, phụ nữ xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn) về thực hiện phong trào chống rác thải nhựa được triển khai hiệu quả với nhiều cách làm hay.