Kết quả tìm kiếm cho "mùa xuân - Phát triển Đất nước Rồng bay"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 544
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang triển khi các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật canh tác mới thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án 1 triệu héc-ta lúa). Ruộng trình diễn và ruộng đối chứng là cơ sở thực tiễn quan trọng để nông dân đánh giá, so sánh hiệu quả, nhân rộng mô hình.
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Việc xả lũ định kỳ giúp thực hiện đúng quy trình vận hành kiểm soát lũ, vệ sinh đồng ruộng, tạo độ lắng phù sa và mang lại những vụ mùa bội thu. Xả lũ ở từng địa phương gắn liền với tình hình chung toàn tỉnh, để điều tiết mực nước, xây dựng giải pháp bảo vệ sản xuất lúa vụ thu đông, vườn cây ăn trái...
Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã đáp ứng đúng nguyện vọng của Nhân dân, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương.
Hơn 1 năm kể từ khi gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo lại chung cư cũ chính thức triển khai, tỷ lệ giải ngân đến nay mới đạt hơn 1,1% quy mô gói.
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao hơn, với quan điểm điều hành chung là tháng sau đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.
Tứ giác Long Xuyên (TGLX) với vị trí là một khu vực địa - kinh tế quan trọng ở miền Tây Nam Bộ. TGLX hiện nay có diện tích tự nhiên 498.14ha, thuộc 3 địa phương: An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Quá trình hình thành khu vực này đã lưu dấu công lao của nhiều bậc tiền nhân.
Đó là chủ đề của Diễn đàn trẻ em năm 2024, được UBND TP. Long Xuyên tổ chức. Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH); lãnh đạo địa phương, ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội các trường THCS và 100 học sinh trên địa bàn… cùng tham dự. Dưới sự gợi mở của thầy cô, các em đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề liên quan đến chính mình, đồng thời lên tiếng nhờ sự vào cuộc, hỗ trợ thông tin của lãnh đạo ngành, địa phương.
Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (28/7/1929 - 28/7/2024), được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành; là đại diện được giai cấp công nhân và người lao động tin cậy, gắn bó; là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan Nhà nước; là sợi dây nối Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân lao động.
“Khi tôi chào đời đất nước đã liền thân/ Nhưng nỗi đau vẫn mãi còn âm ỉ/ Chiến tranh với tôi là những câu chuyện kể/ Và những bác cựu binh không nguyên vẹn ngày về!” (Chiến tranh – Phan Thúc Định). Cảm xúc nghẹn ngào càng trở nên mãnh liệt trong tháng 7 tri ân, khi triệu trái tim hướng về Ngày thương binh - Liệt sĩ (27/7), bằng những hành động tri ân, đáp nghĩa, ghi nhớ công ơn anh hùng, liệt sĩ.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam (Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ tại Việt Nam) nhận xét: Bất động sản khu công nghiệp vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện đất công nghiệp cho thuê có tỷ lệ lấp đầy cao, gần như 100%.